Hồ sơ trình Bộ Quốc phòng quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng?
- Hồ sơ trình Bộ Quốc phòng quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ gì?
- Đàm phán thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện ra sao?
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng?
Căn cứ Điều 35 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về kiểm tra hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng như sau:
Kiểm tra, thẩm định hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng để kiểm tra và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng để thẩm định trước khi trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán.
2. Hồ sơ, thời hạn, nội dung kiểm tra, thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 15 Thông tư này.
3. Trường hợp thỏa thuận quốc tế có nội dung, tính chất quan trọng, phức tạp thi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm thành viên của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng có quyền kiểm tra hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình Bộ Quốc phòng quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế như sau:
Quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế
1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu, giải trình ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, hoàn chỉnh hồ sơ, trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán.
2. Hồ sơ trình gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
c) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng và bộ, ngành có liên quan, ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
d) Bản sao ý kiến tham gia của cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng, văn bản tham gia ý kiến góp ý của bộ, ngành có liên quan, văn bản kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
đ) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;
e) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Như vậy, hồ sơ trình Bộ Quốc phòng quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ nêu trên.
Đàm phán thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 37 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định đàm phán thỏa thuận quốc tế như sau:
Đàm phán thỏa thuận quốc tế
Sau khi Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý cho đàm phán, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục ĐỐI ngoại Bộ Quốc phòng thông báo cho bên ký kết nước ngoài và thành lập Đoàn đàm phán để tổ chức đàm phán.
1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.
2. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác nhung không làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan chỉnh lý dự thảo báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.
3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định phương án đàm phán tiếp theo hoặc dừng đàm phán.
Theo đó, đàm phán thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân nhân danh đơn vị thuộc quyền quản lý của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng áp dụng Nghị định 179/2024/NĐ-CP về thu hút nhân tài? Tiêu chuẩn, điều kiện áp dụng chính sách này?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 về khen thưởng mới nhất? Nghị định 73 về khen thưởng áp dụng đối với ai?
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?