Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí gồm những gì?
- Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí gồm những gì?
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bằng cách thông qua lấy ý kiến bằng văn bản
- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bằng cách thông qua Hội đồng thẩm định
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí gồm những gì?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 22 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chào thầu cạnh tranh
...
2. Việc chào thầu cạnh tranh được tiến hành theo các bước sau:
...
đ) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành đánh giá chào thầu cạnh tranh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương kết quả chào thầu cạnh tranh để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với hai (02) bộ hồ sơ gốc và tám (08) bộ hồ sơ bản sao.
Hồ sơ bao gồm:
- Hồ sơ chào thầu cạnh tranh;
- Biên bản đánh giá chào thầu cạnh tranh, bảng điểm chấm chào thầu cạnh tranh;
- Các văn bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu làm rõ hồ sơ chào thầu cạnh tranh và văn bản trả lời của bên chào thầu (nếu có);
- Kiến nghị;
- Tài liệu khác (nếu có).
...
Theo đó, hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí gồm:
- Hồ sơ chào thầu cạnh tranh;
- Biên bản đánh giá chào thầu cạnh tranh, bảng điểm chấm chào thầu cạnh tranh;
- Các văn bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu làm rõ hồ sơ chào thầu cạnh tranh và văn bản trả lời của bên chào thầu (nếu có);
- Kiến nghị;
- Tài liệu khác (nếu có).
Và hồ sơ này được lập thành hai (02) bộ hồ sơ gốc và tám (08) bộ hồ sơ bản sao do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lập.
Dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí (Hình từ Internet)
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bằng cách thông qua lấy ý kiến bằng văn bản
Căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
1. Hình thức thẩm định thông qua lấy ý kiến bằng văn bản
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến kèm theo hồ sơ của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Công Thương. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng ý với nội dung hồ sơ xin ý kiến.
c) Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
...
Như vậy, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bằng cách thông qua lấy ý kiến bằng văn bản được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến kèm theo hồ sơ của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành gửi ý kiến bằng văn bản về Bộ Công Thương. Quá thời hạn trên, nếu cơ quan không có ý kiến bằng văn bản thì coi như đã đồng ý với nội dung hồ sơ xin ý kiến.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hoặc văn bản đề nghị, Bộ Công Thương hoàn thành việc thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bằng cách thông qua Hội đồng thẩm định
Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Nghị định 95/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình thẩm định, trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ
...
2. Hình thức thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định
a) Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Công Thương thành lập Hội đồng để thực hiện việc thẩm định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trong Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng và Lãnh đạo Bộ, ngành liên quan làm ủy viên.
c) Hội đồng được thành lập Tổ chuyên viên giúp việc. Cơ cấu, quyền hạn và nhiệm vụ, kinh phí hoạt động của Tổ chuyên viên do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Như vậy, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả chào thầu cạnh tranh dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí bằng cách thông qua Hội đồng thẩm định được thực hiện như sau:
- Trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Công Thương thành lập Hội đồng để thực hiện việc thẩm định các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định trong Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Lãnh đạo Bộ Công Thương làm Chủ tịch Hội đồng và Lãnh đạo Bộ, ngành liên quan làm ủy viên.
- Hội đồng được thành lập Tổ chuyên viên giúp việc. Cơ cấu, quyền hạn và nhiệm vụ, kinh phí hoạt động của Tổ chuyên viên do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?