Hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu nào? Việc đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế như sau:
Hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Tờ trình của cơ quan trình, trong đó có đánh giá tác động của điều ước quốc tế đối với Việt Nam; kiến nghị về việc phê chuẩn, thời điểm phê chuẩn, nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên; kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
2. Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế.
3. Văn bản điều ước quốc tế.
Theo quy định trên, hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế bao gồm tờ trình của cơ quan trình.
Đồng thời hồ sơ này cũng gồm ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế và văn bản điều ước quốc tế.
Phê chuẩn điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Việc đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế như sau:
Đề xuất phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn đối với điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn.
3. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
Theo đó, cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê chuẩn điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Và Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn đối với điều ước quốc tế do Quốc hội phê chuẩn.
Cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 29 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền phê chuẩn, nội dung văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau đây:
a) Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
c) Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
d) Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
đ) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.
2. Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 28 của Luật này, trừ các điều ước quốc tế quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo quy định tại Điều 28 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn như sau:
Các loại điều ước quốc tế phải được phê chuẩn
1. Điều ước quốc tế có quy định phải phê chuẩn.
2. Điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
3. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
Như vậy, cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc tế là Quốc hội và Chủ tịch nước.
Quốc hội có thẩm quyền phê chuẩn những điều ước quốc tế được quy định tại khoản 1 Điều 29 nêu trên. Trong đó có điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 28 trên, trừ các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội quy định tại khoản 1 Điều 29 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?