Hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam thể hiện đầy đủ tài liệu, thông tin nhưng không làm theo mẫu có sẵn thì có hợp lệ không?
- Hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam gồm có các giấy tờ gì?
- Hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam thể hiện đầy đủ tài liệu, thông tin nhưng không làm theo mẫu có sẵn thì có hợp lệ không?
- Cơ quan lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ chính thức của nước được yêu cầu ủy thác hoặc ngôn ngữ mà nước đó chấp nhận thì làm thế nào?
Hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam gồm có các giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC và Điều 11, Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định hồ sơ ủy thác tư pháp được lập thành 3 bộ gồm có:
- Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
- Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự lập theo Mẫu số 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, gồm các nội dung:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
+ Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư pháp;
+ Tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp;
+ Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp;
+ Nội dung công việc được ủy thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ mục đích ủy thác, công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các biện pháp để thực hiện ủy thác và thời hạn thực hiện ủy thác.
Trường hợp ủy thác tư pháp tống đạt giấy tờ được thực hiện theo kênh chính của Công ước Tống đạt, văn bản ủy thác tư pháp được lập theo Mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC;
- Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác (nếu có);
- Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam.
Như vậy có văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự và văn bản ủy thác tư pháp về dân sự có yêu cầu thực hiện theo mẫu.
Hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam thể hiện đầy đủ tài liệu, thông tin nhưng không làm theo mẫu có sẵn thì có hợp lệ không?
Hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam thể hiện đầy đủ tài liệu, thông tin nhưng không làm theo mẫu có sẵn thì có hợp lệ không?
Căn cứ Điều 12 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam hợp lệ như sau:
"Điều 12. Điều kiện hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam
Hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp đã được lập theo đúng quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch này.
2. Biên lai thu phí, lệ phí và giấy tờ xác nhận đã thanh toán chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 hoặc biên lai thu tiền tạm ứng chi phí thực tế tại điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư liên tịch này."
Theo quy định trên thì trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không lập các văn bản theo mẫu được quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này thì không đủ điều kiện được công nhận là hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ chính thức của nước được yêu cầu ủy thác hoặc ngôn ngữ mà nước đó chấp nhận thì làm thế nào?
Tại Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định về ngôn ngữ thực hiện hồ sơ ủy thác tư pháp như sau:
"Điều 5. Ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp
1. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế đó.
2. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận.
3. Cơ quan lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp phải dịch hồ sơ ra ngôn ngữ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Như vậy cơ quan lập hồ sơ yêu cầu thì phải dịch hồ sơ ra ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước được yêu cầu, hoặc ngôn ngữ của nước dược yêu cầu, hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận.
Trường hợp cơ quan lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ chính thức của nước được yêu cầu ủy thác hoặc ngôn ngữ mà nước đó chấp nhận thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 11 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC như sau:
"Điều 11. Hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam
...
3. Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập theo ngôn ngữ quy định tại Điều 5 của Luật Tương trợ tư pháp. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ khác mà được nước được yêu cầu chấp nhận, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp, Bộ Ngoại giao phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thông tin về ngôn ngữ tương trợ tư pháp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời của phía nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?