Hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu cho người đề nghị cấp lần đầu có hộ khẩu ở tỉnh khác được quy định như thế nào?
Có phải mọi công dân Việt Nam đều được cấp hộ chiếu phổ thông theo quy định?
Theo Điều 14 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông là công dân Việt Nam được xem xét cấp hộ chiếu phổ thông trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này.
Tại Điều 21 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:
"Điều 21. Trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh
1. Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 Điều 4 của Luật này.
2. Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 37 của Luật này.
3. Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an."
Theo đó, không phải mọi công dân Việt Nam đều được cấp hộ chiếu phổ thông mà có các trường hợp ngoại trừ theo quy định nêu trên.
Tải về mẫu tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông mới nhất 2023: Tại Đây
Hộ chiếu (Hình từ Internet)
Có thể làm hộ chiếu tại Thành phố Hồ Chí Minh nếu hộ khẩu ở tỉnh khác được không?
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:
"Điều 15. Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước
3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
4. Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;
c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định."
Theo đó, việc đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Trường hợp có Thẻ căn cước công dân thì được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.
Như vậy, nếu anh/chị có hộ khẩu ở tỉnh khác nhưng có đăng ký tạm trú tại TP Hồ Chí Minh thì có thể đề nghị cấp hộ chiếu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an TP Hồ Chí Minh. Trường hợp anh/chị có Thẻ căn cước công dân thì có thể thực hiện tại TP Hồ Chí Minh nếu thuận tiện.
Hồ sơ và trình tự thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu cho người đề nghị cấp lần đầu có hộ khẩu ở tỉnh khác được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 về cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước thì hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu gồm:
- Tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin;
- 02 ảnh chân dung;
- Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng.
- Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước được quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật này bao gồm:
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
+ Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;
+ Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;
+ Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Để đề nghị cấp hộ chiếu cho người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện theo quy định tại khoản 1, 3, 6, 7 và khoản 8 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
- Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp hồ sơ theo quy định nêu trên đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
- Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu và cấp giấy hẹn trả kết quả.
- Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
Người đề nghị cấp hộ chiếu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
- Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?