Hồ sơ xin phép tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ xin phép tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm những nội dung nào?
- Trường hợp hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì ai có thẩm quyền cho phép tổ chức?
- Quy trình xin phép và tổ chức hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ bao gồm những bước nào?
Hồ sơ xin phép tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 18 Quy chế cử công, viên chức, người lao động đi công tác nước ngoài; đón tiếp khách nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và ký kết văn bản với quốc tế trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 668/QĐ-BTNMT năm 2012 quy định về hồ sơ xin phép tổ chức hội thảo quốc tế như sau:
Hồ sơ xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế gồm:
1. Công văn xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế của đơn vị chủ trì;
2. Đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (gồm các nội dung: mục đích; nội dung chính hoặc chủ đề chính; kết quả dự kiến; thời gian và địa điểm tổ chức, địa điểm tham quan khảo sát (nếu có); cơ quan chủ trì tổ chức phía Việt Nam; đối tác phía nước ngoài và đơn vị tài trợ (nếu có); thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu nước ngoài; nguồn kinh phí thực hiện; trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện…);
3. Ý kiến của cơ quan có liên quan (nếu có).
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ xin phép tổ chức hội thảo quốc tế bao gồm những nội dung sau:
(1) Công văn xin phép tổ chức hội thảo quốc tế của đơn vị chủ trì;
(2) Đề án tổ chức hội thảo quốc tế;
(3) Ý kiến của cơ quan có liên quan (nếu có).
Hồ sơ xin phép tổ chức hội thảo quốc tế tại Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì ai có thẩm quyền cho phép tổ chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Quy chế cử công, viên chức, người lao động đi công tác nước ngoài; đón tiếp khách nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và ký kết văn bản với quốc tế trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 668/QĐ-BTNMT năm 2012 quy định về thẩm quyền cho phép tổ chức hội thảo quốc tế như sau:
Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
Thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Chương 2 của Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Thủ tướng chính phủ:
a) Hội nghị, hội thảo quốc tế cấp cao, thành viên tham dự là người đứng đầu hoặc quan chức cấp Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên của các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế;
b) Hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, biên giới lãnh thổ hoặc thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
...
Như vậy, trường hợp hội thảo quốc tế có nội dung liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi bí mật nhà nước thì Thủ tướng chính phủ sẽ có thẩm quyền cho phép tổ chức (theo quy định tại Điều 3 Chương 2 Quyết định 76/2010/QĐ-TTg được thay thế bởi Điều 3 Quyết định 06/2020/QĐ-TTg).
Quy trình xin phép và tổ chức hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ bao gồm những bước nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy chế cử công, viên chức, người lao động đi công tác nước ngoài; đón tiếp khách nước ngoài vào Việt Nam; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và ký kết văn bản với quốc tế trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 668/QĐ-BTNMT năm 2012 quy định quy trình xin phép và tổ chức hội thảo quốc tế như sau:
Quy trình xin phép và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế
1. Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:
a) Trước ngày tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế ít nhất 40 ngày, đơn vị được giao chủ trì gửi Hồ sơ xin phép kèm dự thảo Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về Vụ Hợp tác quốc tế;
b) Vụ Hợp tác quốc tế xem xét, nếu cần thiết lấy thêm ý kiến các đơn vị có liên quan trước khi trình Bộ trưởng ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ;
c) Sau khi nhận được văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Vụ Hợp tác quốc tế thông báo cho đơn vị và phối hợp cùng tổ chức thực hiện;
d) Trước khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế ít nhất 10 ngày làm việc, đơn vị được giao chủ trì tập hợp dự thảo các bài phát biểu của Lãnh đạo các cấp phía Việt Nam; dự thảo các báo cáo trình bày tại sự kiện gửi Vụ Hợp tác quốc tế và các ấn phẩm dự kiến phát hành để rà soát, báo cáo Lãnh đạo Bộ;
đ) Sau khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, trong thời hạn 10 ngày làm việc, đơn vị được giao chủ trì xây dựng báo cáo gửi Vụ Hợp tác quốc tế để trình Lãnh đạo Bộ ký gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về kết quả hội nghị, hội thảo.
...
Như vậy, quy trình xin phép và tổ chức hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như sau:
(1) Đơn vị được giao chủ trì gửi Hồ sơ xin phép kèm dự thảo Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về Vụ Hợp tác quốc tế;
(2) Vụ Hợp tác quốc tế xem xét, nếu cần thiết lấy thêm ý kiến các đơn vị có liên quan trước khi trình Bộ trưởng ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ;
(3) Vụ Hợp tác quốc tế thông báo cho đơn vị và phối hợp cùng tổ chức thực hiện;
(4) Đơn vị được giao chủ trì tập hợp dự thảo các bài phát biểu của Lãnh đạo các cấp phía Việt Nam; dự thảo các báo cáo trình bày tại sự kiện gửi Vụ Hợp tác quốc tế và các ấn phẩm dự kiến phát hành để rà soát, báo cáo Lãnh đạo Bộ;
(5) Sau khi tổ chức hội thảo quốc tế, đơn vị được giao chủ trì xây dựng báo cáo gửi Vụ Hợp tác quốc tế để trình Lãnh đạo Bộ ký gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về kết quả hội thảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?