Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thẩm định và ra quyết định điều tra thế nào?
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thẩm định và ra quyết định điều tra thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có quy định việc thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và ban hành quyết định điều tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
...
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra hoặc không điều tra. Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.
...
Theo đó trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và ra quyết định điều tra hoặc không điều tra.
Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thẩm định và ra quyết định điều tra thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thực hiện theo các nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm:
- Xác định tư cách đại diện hợp pháp cho ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương 2017; Cụ thể như sau:
Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
1. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
b) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
- Xác định chứng cứ về việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá có nội dung thế nào?
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp bao gồm các nội dung chính như sau:
(1) Mô tả chi tiết hàng hóa nhập khẩu bị điều tra, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
(2) Thông tin về các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
(3) Tóm tắt các thông tin về việc bán phá giá, trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
(4) Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?