Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA bao gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA bao gồm những tài liệu nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 51/2015/NĐ-CP về hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi như sau:
Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý
1. Hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi gồm:
a) Công văn đề nghị Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý (bản chính);
b) Điều ước quốc tế đã được ký (bản chính hoặc bản sao);
c) Văn bản phê duyệt chủ trương đàm phán, ký điều ước quốc tế về vay ODA, vay ưu đãi (bản chính hoặc bản sao);
d) Văn bản ủy quyền đàm phán, ký điều ước quốc tế (bản chính hoặc bản sao) (nếu có);
đ) Phê duyệt của Chính phủ đối với điều ước quốc tế cấp Chính phủ hoặc phê chuẩn của Chủ tịch nước hoặc Quốc hội đối với điều ước quốc tế cấp Nhà nước, cấp Chính phủ (bản chính hoặc bản sao) (nếu có);
e) Ý kiến đánh giá của cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý về tính hợp pháp của các văn bản được xem xét cấp ý kiến pháp lý (bản chính);
g) Các tài liệu khác cần thiết cho việc cấp ý kiến pháp lý;
h) Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu nêu trên trong trường hợp các tài liệu này được làm bằng tiếng nước ngoài.
...
Theo đó, hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA bao gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 12 nêu trên.
Ý kiến pháp lý (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 51/2015/NĐ-CP quy định về tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp ý kiến pháp lý như sau:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp ý kiến pháp lý
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý chưa đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ được quy định tại Điều 12 Nghị định này, Bộ Tư pháp yêu cầu cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp ý kiến pháp lý bổ sung hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
2. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp ý kiến pháp lý có trách nhiệm bổ sung hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ của Bộ Tư pháp.
Theo quy định trên, cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA là Bộ Tư pháp.
Và Bộ Tư pháp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp ý kiến pháp lý có trách nhiệm bổ sung hồ sơ yêu cầu cấp ý kiến pháp lý trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung hồ sơ của Bộ Tư pháp.
Thời gian cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA là bao lâu?
Theo Điều 15 Nghị định 51/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn cấp ý kiến pháp lý như sau:
Thời hạn cấp ý kiến pháp lý
1. Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý trong thời hạn 15 ngày đối với điều ước quốc tế về vay ODA và vay ưu đãi (nếu có) và 30 ngày đối với các trường hợp khác, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Nghị định này.
2. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ gồm đầy đủ văn bản quy định tại Điều 12 Nghị định này và đã được làm rõ, chỉnh lý theo yêu cầu của Bộ Tư pháp quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Trong trường hợp ý kiến pháp lý có nội dung phức tạp, thời hạn cấp ý kiến pháp lý có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, thời gian cấp ý kiến pháp lý đối với các điều ước quốc tế về vay ODA là là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Trong trường hợp ý kiến pháp lý có nội dung phức tạp, thời hạn cấp ý kiến pháp lý có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?