Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm những gì? Hàng xóm có cần phải ghi bản nhận xét về đối tượng giám định hay không? Nếu có thì viết mấy bản?
- Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm những gì?
- Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm những nội dung gì?
- Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc được quy định như thế nào?
- Hàng xóm có cần phải ghi bản nhận xét về đối tượng giám định hay không? Nếu có thì viết mấy bản?
Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm những gì?
Căn cứ điểm 4 khoản III Phần A Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT (có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định về hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần, bao gồm:
"4. Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật giám định tư pháp;
b) Bản sao giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 26 Luật giám định tư pháp;
c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình này."
Có thể thấy rằng, hồ sơ giám định pháp y đáp ứng được 03 yêu cầu đó là:
- Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần
- Bản sao giấy tờ
- Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A.
Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần
Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
- Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
- Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
- Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
- Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Hàng xóm có cần phải ghi bản nhận xét về đối tượng giám định hay không? Nếu có thì viết mấy bản?
Theo tiết c, tiết d điểm 3.1.1.1 khoản III phần A Quy trình này quy định:
- Các tài liệu liên quan đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần của đối tượng giám định, bao gồm:
+ Bản báo cáo của gia đình đối tượng giám định về tiền sử sản khoa, quá trình phát triển tâm thần, vận động, đặc điểm tính cách, tình hình bệnh tật, đặc biệt là sức khỏe tâm thần của đối tượng, cần nêu rõ việc có hay không sử dụng rượu, bia, ma túy của đối tượng giám định từ nhỏ tới thời điểm giám định hoặc thời điểm xảy ra vụ việc;
+ Hồ sơ bệnh án (phô tô toàn bộ) của đối tượng giám định đã khám, điều trị từ trước đến nay tại các cơ sở y tế, đặc biệt lưu ý các hồ sơ khám bệnh, điều trị bệnh tâm thần, thần kinh, điều trị về sọ não và các đơn (toa) thuốc, phiếu khám, các kết quả xét nghiệm của đối tượng giám định từ nhỏ đến thời điểm giám định hoặc thời điểm xảy ra vụ việc;
+ Nhận xét của Trạm y tế xã/phường/thị trấn hoặc y tế cơ quan (nơi đối tượng giám định cư trú hoặc làm việc - sau đây gọi chung là Trạm y tế) về việc đối tượng giám định có được quản lý sức khỏe và điều trị tại trạm y tế hay không. Nếu được quản lý và điều trị bệnh tâm thần tại Trạm y tế, đề nghị nhận xét về tình trạng sức khỏe tâm thần, về việc khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc và uống thuốc tâm thần của đối tượng giám định. (nếu chưa khám, chữa bệnh tâm thần tại Trạm y tế xã thì xác nhận là đối tượng chưa từng khám, chữa bệnh tâm thần tại Trạm y tế).
+ Nhận xét của Trưởng/Phó thôn hoặc Tổ trưởng/Tổ phó tổ dân phố về đặc điểm tính tình, quá trình sinh sống, sinh hoạt tại địa phương, mối quan hệ xã hội, các biểu hiện hành vi bất thường (đặc biệt là sức khỏe tâm thần) của đối tượng, nhất là tại thời điểm xảy ra vụ việc;
+ Hai bản nhận xét của 02 người hàng xóm hoặc bạn bè/đồng nghiệp cùng cơ quan (không có quan hệ họ hàng với đối tượng giám định, mỗi người viết 01 bản riêng biệt) về quá trình bệnh tật, đặc điểm tính tình, quá trình sinh sống, sinh hoạt tại địa phương, mối quan hệ xã hội, các biểu hiện hành vi bất thường (đặc biệt là sức khỏe tâm thần) của đối tượng, nhất là tại thời điểm xảy ra vụ việc;
- Các tài liệu, thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của người giám định.
Như vậy đối chiếu với quy định trên thì hai bản nhận xét của 02 người hàng xóm hoặc bạn bè/đồng nghiệp cùng cơ quan (không có quan hệ họ hàng với đối tượng giám định, mỗi người viết 01 bản riêng biệt) về quá trình bệnh tật, đặc điểm tính tình, quá trình sinh sống, sinh hoạt tại địa phương, mối quan hệ xã hội, các biểu hiện hành vi bất thường (đặc biệt là sức khỏe tâm thần) của đối tượng, nhất là tại thời điểm xảy ra vụ việc. Do đó, người hàng xóm phải ghi bản nhận xét về đối tượng giám định và viết 01 bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?