03 nguyên tắc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 ra sao?
03 nguyên tắc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về việc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và 03 nguyên tắc sau:
(1) Bảo đảm tính toàn diện của nước mặt với nước dưới đất, khai thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ, phát triển nguồn nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra;
(2) Bảo đảm phân bổ hài hòa lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, lĩnh vực, giữa thượng lưu và hạ lưu; bảo đảm an ninh nguồn nước;
(3) Bảo đảm là cơ sở cho việc lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác có nội dung khai thác, sử dụng tài nguyên nước, kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, kế hoạch bảo vệ nước dưới đất và điều hòa, phân phối tài nguyên nước.
03 nguyên tắc lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Nội dung lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông hiện nay được hướng dẫn ra sao?
Hiện nay, nội dung lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông thực hiện theo điểm b khoản 22 Điều 5 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và Điều 19 Luật Tài nguyên nước 2012 được hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTNMT cụ thể bao gồm:
- Tài liệu, số liệu phục vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông.
- Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước và dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước.
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
- Dự báo nhu cầu sử dụng nước.
- Phân vùng chức năng của nguồn nước.
- Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước.
- Xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước.
- Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác và các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước.
- Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh.
- Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước; xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước.
- Xác định khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sạt, lở bờ sông; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình hiện có để phòng, chống, khắc phục sạt, lở bờ sông do nước gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sạt, lở bờ sông do nước gây ra.
- Xác định khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sụt, lún đất; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra.
- Xác định khu vực xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân xâm nhập mặn; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất.
- Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước, chất lượng nước và giám sát xả nước thải vào nguồn nước.
- Xác định các giải pháp thực hiện phân bổ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
- Xác định kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
- Xây dựng sản phẩm quy hoạch tổng hợp lưu vực sông.
Danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước được quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023 cụ thể ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước như sau:
- Danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước là căn cứ để thực hiện nội dung quản lý, điều tra cơ bản, quy hoạch, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo lưu vực sông, nguồn nước.
- Danh mục lưu vực sông bao gồm:
+ Danh mục lưu vực sông liên quốc gia;
+ Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
+ Danh mục lưu vực sông nội tỉnh.
- Danh mục nguồn nước bao gồm:
+ Danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước mặt liên tỉnh, danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh;
+ Danh mục nguồn nước dưới đất.
Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 trừ khoản 3, 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?