04 công nghệ thông tin đột phá nào sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực tài chính số của Việt Nam từ đây đến năm 2030?
Mục tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính?
Ngày 21/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030, trong đó mục tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính được quy định như sau:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng tài chính số, thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp công khai, minh bạch và hiệu quả.
- Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới; dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh.
- Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán nhà nước số, góp phần hình thành Kho bạc số vào năm 2030.
- Đẩy mạnh hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng dự trữ quốc gia, quản lý giám sát thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại, hiệu quả.
04 công nghệ thông tin đột phá nào sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực tài chính số của Việt Nam từ đây đến năm 2030?
04 công nghệ đột phá nào sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực tài chính số của Việt Nam từ đây đến năm 2030?
04 công nghệ đột phá nào sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực tài chính số được quy định tại tiểu mục 10 Mục III Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
Chủ động áp dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ cốt lõi có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (Bigdata) và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), tạo điều kiện ứng dụng các công nghệ số tiên tiến trong triển khai tài chính điện tử hướng tới tài chính số. Xây dựng các nền tảng quản trị thông minh nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính thông minh, tham gia tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế số. Xây dựng tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, công khai, minh bạch dựa trên dữ liệu lớn, dữ liệu mở, hệ sinh thái tài chính số, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn thông tin toàn diện.
Các công việc khác cần để thực hiện việc chuyển đổi lên tài chính số?
Căn cứ tiểu mục 10 Mục III Quyết định 368/QĐ-TTgnăm 2022 quy định các công việc khác cần để thực hiện việc chuyển đổi lên tài chính số như sau:
Ngoài 04 công nghệ đột phá nào sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực tài chính số của Việt Nam thì theo Quyết định trên, các việc sau đây cần phải thực hiện bao gồm:
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thuế tích hợp, công khai, minh bạch, hiệu quả, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp, đảm bảo tính đồng bộ theo định hướng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số. Xây dựng các nền tảng tích hợp, nền tảng dữ liệu lớn để cung cấp thông tin cho việc chỉ đạo điều hành, kết nối thông tin liên thông giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý Nhà nước. Ứng dụng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tự động hóa một số quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và phân tích dữ liệu lớn phục vụ công tác hoạch định chính sách, dự báo số thu, tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ và thanh tra, kiểm tra, điều tra thuế... Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, đảm bảo vận hành liên tục, hiệu quả, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu.
- Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích quốc gia. Tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Triển khai mô hình biên giới thông minh, hải quan xanh. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN sẵn sàng xử lý tập trung thủ tục hành chính của các bộ, ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và các hệ thống liên quan thành hệ thống thông tin ngân sách và kế toán nhà nước số (VDBAS) góp phần hình thành kho bạc số vào năm 2030.
- Đẩy mạnh và hiện đại hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý nội bộ và quản lý hàng dự trữ quốc gia; tin học hóa quy trình, nghiệp vụ nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
- Triển khai hệ thống tổng thể công nghệ thông tin phục vụ quản lý, giám sát, giao dịch và các nghiệp vụ của thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại, hiệu quả, đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn, ổn định của thị trường. Triển khai các chức năng, tiện ích giao dịch mới của hệ thống, áp dụng các nghiệp vụ mới; đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào hoạt động đồng bộ tại các sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức liên quan.
- Đẩy mạnh kết nối hạ tầng, hệ thống thông tin Kho bạc nhà nước, hải quan, thuế với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch bù trừ tài chính để thực hiện việc thu, chi ngân sách bằng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?