07 phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị áp dụng từ 01/10/2022?
- Xây dựng, hoàn thiện quy định sử dụng mạng máy tính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị như thế nào?
- Xây dựng, hoàn thiện phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước như thế nào?
- Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị như thế nào?
Xây dựng, hoàn thiện quy định sử dụng mạng máy tính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị như thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng như sau:
Xây dựng, hoàn thiện quy định sử dụng mạng máy tính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương phải xây dựng quy định sử dụng, quản lý và bảo đảm an ninh mạng máy tính nội bộ, mạng máy tính có kết nối mạng Internet do cơ quan, tổ chức minh quản lý. Nội dung các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh mạng căn cứ vào những quy định về bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng và các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành khác có liên quan.
2. Quy định sử dụng, bảo đảm an ninh mạng máy tính của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Xác định rõ hệ thống mạng thông tin và thông tin quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an ninh mạng;
b) Quy định rõ các điều cấm và các nguyên tắc quản lý, sử dụng và bảo đảm an ninh mạng, mạng máy tính nội bộ có lưu trữ, truyền đưa bí mật nhà nước
phải được tách biệt vật lý hoàn toàn với mạng máy tính, các thiết bị, phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, trường hợp khác phải bảo đảm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Quy trình quản lý, nghiệp vụ, kỹ thuật trong vận hành, sử dụng và bảo đảm an ninh mạng đối với dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, trong đó phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản bảo đảm an toàn hệ thống thông tin;
d) Điều kiện về nhân sự làm công tác quản trị mạng, vận hành hệ thống, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin và liên quan đến hoạt động soạn thảo, lưu trữ, truyền đưa bí mật nhà nước qua hệ thống mạng máy tính;
đ) Quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ, nhân viên trong quản lý, sử dụng, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin;
e) Chế tài xử lý những vi phạm quy định về đảm bảo an ninh mạng.
07 phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị áp dụng từ 01/10/2022?
Xây dựng, hoàn thiện phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước như thế nào?
Theo Điều 24 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng như sau:
Xây dựng, hoàn thiện phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương
1. Người đứng đầu cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương có trách nhiệm ban hành phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin do mình quản lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tập trung, có sự chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, tránh đầu tư trùng lặp.
2. Phương án bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin bao gồm:
a) Quy định bảo đảm an ninh mạng trong thiết kế, xây dựng hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu cơ bản như yêu cầu quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ;
b) Thẩm định an ninh mạng;
c) Kiểm tra, đánh giá an ninh mạng;
d) Giám sát an ninh mạng,
đ) Dự phòng, ứng phó, khắc phục sự cố, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng:
e) Quản lý rủi ro;
g) Kết thúc vận hành, khai thác, sửa chữa, thanh lý, hủy bỏ.
Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị như thế nào?
Theo Điều 24 Nghị định 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng như sau:
Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương
1. Phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng bao gồm:
a) Phương án phòng ngừa, xử lý thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phả rối an ninh, gây rối trật tự công cộng, làm nhục, vụ không; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bị đăng tải trên hệ thống thông tin;
b) Phương án phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên hệ thống thông tin;
c) Phương án phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ | thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
d) Phương án phòng, chống tấn công mạng;
đ) Phương án phòng, chống khủng bố mạng;
e) Phương án phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
2. Nội dung phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng
a) Các quy định chung;
b) Đánh giá các nguy cơ, sự cố an ninh mạng;
c) Phương án ứng phó, khắc phục đối với một số tình huống cụ thể;
d) Nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức, điều phối, xử lý, ứng phó, khắc phục sự cố;
đ) Huấn luyện, diễn tập, phòng ngừa sự cố, giám sát phát hiện, bảo đảm các điều kiện sẵn sàng đối phó, khắc phục sự cố;
e) Các giải pháp đảm bảo, tổ chức triển khai phương án, kế hoạch và kinh phí thực hiện.
Như vậy, Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật An ninh mạng đã cụ thể các quy định về 07 phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị như trên.
Nghị định 53/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/10/2022.
Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là gì?
Theo chính sách của Nhà nước về an ninh mạng, không gian mạng được xây dựng thế nào theo quy định?
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
Các hoạt động bảo vệ an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 30/10/2024 như thế nào?
Đã có Quyết định 3238 ngày 30/10/2024 về quy chế quản lý và sử dụng mạng máy tính đảm bảo an ninh mạng Bộ GD&ĐT?
Trình tự thủ tục ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Khắc phục sự cố an ninh mạng là gì? Cá nhân phải tham gia khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia?
Thế nào là an ninh mạng và bảo vệ an ninh mạng? Nhà nước ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong phát triển kinh tế - xã hội?
Tường lửa là gì? Cố ý vượt qua tường lửa để lấy cắp thông tin dữ liệu của người khác bị phạt mấy năm tù?
Ngày An ninh mạng Việt Nam là ngày mấy? Hoạt động bảo vệ an ninh mạng phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Kiểm tra an ninh mạng có phải là một biện pháp bảo vệ an ninh mạng không? Thực hiện kiểm tra an ninh mạng theo trình tự thủ tục nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh mạng
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?