09 trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
- 09 trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Những nội dung nào trong giấy phép khai thác tài nguyên nước không được điều chỉnh từ tháng 07/2024?
- Nội dung của giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm những nội dung chính nào?
09 trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác tài nguyên nước như sau:
- Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
- Nhu cầu khai thác nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
- Điều chỉnh công suất lắp máy hoặc lưu lượng khai thác của công trình thủy điện nhưng không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp;
- Điều chỉnh lưu lượng khai thác của công trình khác điểm c khoản này nhưng không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp;
- Có sự thay đổi về mục đích khai thác nước theo quy định của giấy phép được cấp trước đó;
- Có sự thay đổi về chế độ khai thác của công trình;
- Bổ sung thêm giếng nhưng lưu lượng khai thác của công trình không vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp.
Chủ giấy phép phải có phương án thiết kế, thi công giếng, dự kiến tác động của việc khai thác nước đến nguồn nước và đến các đối tượng khai thác, sử dụng nước khác và được cơ quan thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP chấp thuận bằng văn bản trước khi thi công. Trong thời hạn 30 ngày sau khi hoàn thành việc thi công giếng, chủ công trình phải nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép theo quy định;
- Trường hợp khoan giếng mới tương tự để thay thế giếng cũ bị hỏng, suy thoái hoặc bị giải tỏa với thông số khai thác không thay đổi thì không phải thực hiện thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép nhưng phải được cơ quan thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định 54/2024/NĐ-CP xem xét, chấp thuận phương án khoan giếng thay thế và xác nhận bằng văn bản sau khi hoàn thành việc khoan thay thế. Văn bản xác nhận là thành phần không thể tách rời của giấy phép khai thác nước dưới đất đã được cấp. Số lượng giếng thay thế không được vượt quá 50% tổng số lượng giếng theo giấy phép đã được cấp. Khoảng cách giếng thay thế không được vượt quá 1,5 lần chiều dày tầng chứa nước khai thác tại giếng đó, trường hợp vượt quá thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép;
- Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 54/2024/NĐ-CP.
09 trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác tài nguyên nước từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Những nội dung nào trong giấy phép khai thác tài nguyên nước không được điều chỉnh từ tháng 07/2024?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 54/2024/NĐ-CP về một số nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh bao gồm:
Điều chỉnh giấy phép
3. Các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh:
a) Điều chỉnh công suất lắp máy hoặc lưu lượng khai thác của công trình thủy điện vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp;
b) Điều chỉnh lưu lượng khai thác của công trình khác điểm a khoản này vượt quá 25% theo quy định trong giấy phép đã được cấp;
c) Thay đổi hoặc bổ sung nguồn nước đối với khai thác nước mặt;
d) Trường hợp cần điều chỉnh, thay đổi nội dung quy định tại khoản này, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
Như vậy, từ tháng 07/2024, một số nội dung trong giấy phép sẽ không được phép điều chỉnh bao gồm: điều chỉnh công suất máy hay lưu lượng khai thác thủy điện quá 25%, điều chỉnh lưu lượng khai thác công trình khác công trình nêu trên quá 25%, thay đổi hoặc bổ sung nguồn nước khai thác mặt.
Lưu ý: Trường hợp cần điều chỉnh, thay đổi nội dung quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 54/2024/NĐ-CP, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
Nội dung của giấy phép khai thác tài nguyên nước bao gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định nội dung chính của giấy phép khai thác tài nguyên nước, bao gồm:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
- Tên, vị trí công trình khai thác nước;
- Mục đích khai thác nước;
- Nguồn nước khai thác;
- Quy mô, công suất, lưu lượng khai thác;
- Chế độ, phương thức khai thác nước (số giờ, ngày khai thác trong năm tương ứng với từng cấp quy mô, công suất, lưu lượng khai thác đề nghị cấp phép);
- Thời hạn của giấy phép;
- Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp khai thác tài nguyên nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích điều hòa, phân phối tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan, trong đó thể hiện rõ nội dung quy định trong điều kiện bình thường được phép khai thác tối đa lượng nước theo giấy phép khai thác tài nguyên nước. Trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, tuân thủ thực hiện cắt giảm lượng nước khai thác theo hạn ngạch khai thác tài nguyên nước, phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Nghị định 54/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?