10 Điều kỷ luật của ngành Thuế? Thời gian làm việc của chi cục thuế từ mấy giờ đến mấy giờ?
10 Điều kỷ luật của ngành Thuế là gì?
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 1036/QĐ-TCT năm 2013 về Quy định 10 Điều kỷ luật của ngành thuế.
Theo đó, ,mỗi công chức, viên chức thuế phải thực hiện tốt 10 điều kỷ luật sau đây:
Đối với bản thân, phải:
Điều 1. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống.
Điều 2. Nắm vững pháp luật và các quy định của ngành.
Điều 3. Đúng đắn, nghiêm túc trong thi hành công vụ; cởi mở, thân thiện trong giao tiếp; trang phục chỉnh tề, gọn gàng theo quy định của ngành.
Đối với cơ quan, phải:
Điều 4. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, kỷ luật của ngành; phục tùng sự phân công.
Điều 5. Chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp.
Điều 7. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Đối với người nộp thuế, phải:
Điều 8. Văn minh, lịch sự khi tiếp xúc.
Điều 9. Công tâm, tận tụy khi thi hành công vụ; năng động, chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết công việc.
Điều 10. Không gây phiền hà, sách nhiễu, vụ lợi.
10 Điều kỷ luật của ngành Thuế? Thời gian làm việc của chi cục thuế từ mấy giờ đến mấy giờ? (Hình từ Internet)
Thời gian làm việc của chi cục thuế từ mấy giờ đến mấy giờ?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 quy định như sau:
Chế độ giờ làm việc
1. Công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan Tổng cục Thuế làm việc đúng giờ: Sáng từ 08h00’ đến 12h00’; Chiều từ 13h00’ đến 17h00’ hàng ngày.
2. Thủ trưởng các Vụ /đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động chấp hành đầy đủ, nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật, quy chế làm việc và chế độ giờ làm việc tại cơ quan.
Như vậy, thời gian làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế nói chung hay Chi cục Thuế và Cục Thuế địa phương như sau:
- Sáng từ 08h00’ đến 12h00’;
- Chiều từ 13h00’ đến 17h00’ hàng ngày.
Lưu ý: Thủ trưởng các Vụ/đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan Tổng cục Thuế có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động chấp hành đầy đủ, nghiêm túc kỷ cương, kỷ luật, quy chế làm việc và chế độ giờ làm việc tại cơ quan.
Công chức thuế phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định nhiệm vụ của công chức thuế như sau:
Đối với công chức thuế là Kiểm tra viên cao cấp:
- Chủ trì nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành; nghiên cứu đề xuất chủ trương chính sách và biện pháp quản lý thuế phù hợp với chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển kinh tế địa phương;
- Đề xuất các chủ trương hoạch định chính sách thuế, giải pháp quản lý thu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa trong phạm vi, trên địa bàn quản lý;
- Chủ trì nghiên cứu, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, quy chế nghiệp vụ quản lý thuế;
- Chủ trì đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ, chính sách, các quy định trong từng lĩnh vực quản lý thuế.
Đối với công chức thuế là Kiểm tra viên chính:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thu thuế, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và thu khác theo chức năng phần hành công việc; tổ chức thực hiện quy trình quản lý thu; trực tiếp xử lý đối với các trường hợp có tình tiết phức tạp;
- Tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thu; tham gia xây dựng quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ và các văn bản, quy định liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, quy trình thu phù hợp với tình hình thực tế;
- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ quản lý thuế, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuế;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng đề tài, đề án, dự án được ứng dụng vào công tác của ngành; chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực quản lý thuế;
- Tham gia tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền và quy định hiện hành.
Đối với công chức thuế là Kiểm tra viên:
- Tham gia xây dựng các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý thu; xây dựng kế hoạch thu thuế và thu khác, thu nợ thuế, cưỡng chế thuế và kế hoạch công tác tháng, quý, năm theo nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện:
+ Hướng dẫn và tiếp nhận các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
+ Theo dõi, đôn đốc đối tượng nộp thuế, nộp đầy đủ kịp thời số thuế và số thu khác vào Kho bạc Nhà nước;
+ Tham gia quản lý thông tin người nộp thuế theo nhiệm vụ được giao;
+ Nắm rõ tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý đạt hiệu quả cao;
+ Phân tích đánh giá tình hình tài chính, lãi lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đối tượng nộp thuế, đề xuất biện pháp quản lý và xử lý kịp thời các khoản nợ thuế;
+ Đề xuất và cụ thể hóa các chính sách, pháp luật thuế cho phù hợp với tình hình quản lý của ngành và địa phương;
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong và ngoài đơn vị để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế thuộc phạm vi quản lý;
- Thực hiện kiểm tra công việc thuộc phần hành quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ở ngạch trên và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn ở ngạch dưới;
- Quản lý hồ sơ tài liệu theo quy định của Nhà nước.
Đối với công chức thuế là Kiểm tra viên trung cấp:
- Tham gia xây dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm, kế hoạch thu thuế và thu khác với đối tượng nộp thuế theo phạm vi quản lý;
- Tổ chức thực hiện:
+ Hướng dẫn các thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, hoàn thuế;
+ Tiếp nhận tờ khai nộp thuế, kiểm tra căn cứ tính thuế, đối chiếu so sánh để có nhận xét chính thức vào tờ khai của đối tượng nộp thuế theo lĩnh vực quản lý;
+ Tính thuế phải nộp, lập bộ sổ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế và thu khác. Theo dõi đôn đốc đối tượng nộp thuế nộp đúng, nộp đủ kịp thời tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước;
+ Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và những biến động về giá cả và tiêu thụ sản phẩm của đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý có liên quan đến việc khai thuế, nộp thuế, nợ đọng tiền thuế;
+ Quản lý thông tin của người nộp thuế để sử dụng vào công việc hoặc cung cấp cho đồng nghiệp khi cần thiết;
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao;
- Kiểm tra công việc thuộc chức năng quản lý theo quy định của pháp luật thuế;
- Báo cáo kịp thời những diễn biến phức tạp trong công tác thu thuế, thu nợ tiền thuế và thu khác của người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để cấp có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành và xử lý theo pháp luật thuế.
Đối với công chức thuế là Nhân viên thuế:
- Tham gia xây dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm và kế hoạch thu thuế và thu khác của đơn vị thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
+ Xác định các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của pháp luật thuế;
+ Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện việc đăng ký thuế, khai thuế, cấp mã số thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế. Đồng thời giải thích cho đối tượng nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế thuộc phần hành quản lý;
+ Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, kiểm tra xác định tính đúng đắn, chính xác căn cứ tính thuế để có nhận xét chính thức vào tờ khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế;
+ Tính thuế, lập sổ bộ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế, nộp phạt tiền thuế;
+ Theo dõi đôn đốc để thu đúng, thu đủ, kịp thời số tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước;
+ Thực hiện kiểm tra về nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế trong phạm vi quản lý, lập biên bản trường hợp vi phạm chính sách thuế để trình cấp có thẩm quyền xử lý;
- Phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế;
- Quản lý hồ sơ tài liệu thuộc phần hành quản lý theo quy định hiện hành;
- Chịu sự hướng dẫn quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ngạch cao hơn và của cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?