100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị?
- 100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị?
- 07 nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam tại Nghị quyết 46-NQ/TW là gì?
- Quan điểm chỉ đạo trong đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam tại Nghị quyết 46-NQ/TW ra sao?
- Nghị quyết 46-NQ/TW được tổ chức thực hiện ra sao?
100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị?
Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Nghị quyết 46-NQ/TW năm 2023 về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Theo đó, tại Nghị quyết 46-NQ/TW năm 2023 có đề ra một số mục tiêu cụ thể như sau:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu
...
b) Mục tiêu cụ thể
Hằng năm, phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Kết nạp từ 200.000 hội viên nông dân mới trở lên.
- 100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghề cho từ 250.000 hội viên nông dân, lao động nông thôn trở lên; bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho 50.000 nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên.
- Thành lập mới 5.000 tổ hội nông dân nghề nghiệp, 500 chi hội nông dân nghề nghiệp.
- Vận động từ 450.000 hội viên nông dân trở lên tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã; thành lập mới 1.000 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và 200 hợp tác xã nông nghiệp.
- 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu, trong đó có 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.
- 100% hội viên nông dân tham gia bảo hiểm y tế; 50.000 hội viên nông dân trở lên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, theo chỉ đạo mới nhất tại Nghị quyết 46-NQ/TW năm 2023 thì hội nông dân Việt Nam mỗi năm cần phấn đấu thực hiện mục tiêu 100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ.
100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị? (Hình ảnh từ Internet)
07 nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam tại Nghị quyết 46-NQ/TW là gì?
Tại Nghị quyết 46-NQ/TW năm 2023 cũng xác định các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới như sau:
(1) Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân, nâng cao hiệu quả phong trào nông dân
(2) Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ hội đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
(3) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh
(4) Động viên nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động
(5) Phát huy vai trò của hội nông dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
(6) Chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân
(7) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng với hội nông dân
Quan điểm chỉ đạo trong đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam tại Nghị quyết 46-NQ/TW ra sao?
Quan điểm chỉ đạo trong đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam tại Nghị quyết 46-NQ/TW năm 2023 như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hội nông dân và phong trào nông dân; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và xây dựng tổ chức hội là trách nhiệm của hệ thống chính trị và xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó chủ yếu, trực tiếp là cấp uỷ, chính quyền và ban chấp hành hội nông dân các cấp.
- Tăng cường trách nhiệm của hội nông dân trong đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và phát huy quyền làm chủ của nông dân; động viên, hỗ trợ nông dân thực hiện tốt vai trò chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững và công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn, hội nhập quốc tế; góp phần xây dựng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, làm cầu nối vững chắc giữa Đảng với nông dân.
- Củng cố vai trò nòng cốt chính trị của hội trong phong trào nông dân; nâng cao hiệu quả, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ hội, phát triển tổ chức, phát triển hội viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Nghị quyết 46-NQ/TW được tổ chức thực hiện ra sao?
Tại Mục IV Nghị quyết 46-NQ/TW năm 2023 có quy định việc tổ chức thực hiện như sau:
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hoá sát với thực tiễn địa phương, đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hoá Nghị quyết, bố trí nguồn lực và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam hướng dẫn, tuyên truyền nội dung, kết quả thực hiện Nghị quyết.
- Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động tổ chức thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, nông dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
- Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?