12 chiến sĩ hy sinh ở đâu trong tai nạn diễn tập Quân khu 7? 12 chiến sĩ hy sinh quê ở đâu?
12 chiến sĩ hy sinh ở đâu trong tai nạn diễn tập Quân khu 7? 12 chiến sĩ hy sinh quê ở đâu?
Xem thêm: Toàn văn Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024
Xem thêm: Các hình thức kỷ luật Đảng viên hiện nay
Theo Công điện 126/CĐ-TTg năm 2024 tải, vào lúc 20 giờ 27 phút ngày 02 tháng 12 năm 2024, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 3 (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn trong diễn tập tác chiến phòng thủ của Quân khu 7 làm 12 quân nhân thương vong; nguyên nhân ban đầu xác định là sét đánh gây kích nổ kíp nổ bằng điện làm khối thuốc phát nổ.
Theo đó, 12 chiến sĩ hy sinh ở Trường bắn Quốc gia khu vực 3 (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) trong vụ tai nạn diễn tập tác chiến phòng thủ của Quân khu 7.
Vậy, 12 chiến sĩ hy sinh quê ở đâu?
Vào Ngày 05/12/2024, Chính phủ đã có Quyết định 1521/QĐ-TTg năm 2024 TẠI ĐÂY về việc cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho danh sách 12 chiến sĩ hy sinh khi diễn tập tại Quân khu 7.
Theo đó, 12 chiến sĩ hy sinh ở Quân khu 7 gồm:
(1) Thượng sĩ Đặng Quốc Bình; Tiểu đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. (2) Trung sĩ Trương Văn Tiến; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. (3) Trung sĩ Phạm Ngọc Hiếu; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. (4) Trung sĩ Nguyễn Bùi Trường An; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. (5) Trung sĩ Lâm Hoàng Nhật; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Phường Bửu Long, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. (6) Trung sĩ Bùi Hy Lạp; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. (7) Trung sĩ Nguyễn Trọng Hoà; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. (8) Trung sĩ Nguyễn Hồ Gia Huy; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. (9) Trung sĩ Võ Thanh Hiếu; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. (10) Trung sĩ Thông Minh Kiệt; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. (11) Trung sĩ Hồng Chí Tài; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. (12) Trung sĩ Trịnh Doãn Thế Anh; Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7; nguyên quán: Xã Phú Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. |
Theo đó, các chiến sĩ hy sinh trong vụ tai nạn trong diễn tập tác chiến phòng thủ của Quân khu 7 là 12 chiến sĩ quê ở các tỉnh, thành khác nhau như:
- Thượng sĩ Đặng Quốc Bình quê ở tỉnh Quảng Ninh;
- Trung sĩ Trương Văn Tiến quê ở tỉnh Bình Dương;
- Trung sĩ Phạm Ngọc Hiếu quê ở tỉnh Quảng Nam;
- Trung sĩ Nguyễn Bùi Trường An quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Trung sĩ Lâm Hoàng Nhật quê ở tỉnh Đồng Nai;
- Trung sĩ Bùi Hy Lạp quê ở tỉnh Nghệ An;
- Trung sĩ Nguyễn Trọng Hoà quê ở tỉnh Nghệ An;
- Trung sĩ Nguyễn Hồ Gia Huy quê ở tỉnh Tây Ninh;
- Trung sĩ Võ Thanh Hiếu quê ở tỉnh Bình Thuận;
- Trung sĩ Thông Minh Kiệt quê ở tỉnh Bình Thuận;
- Trung sĩ Hồng Chí Tài quê ở tỉnh Đồng Nai;
- Trung sĩ Trịnh Doãn Thế Anh quê ở tỉnh Thanh Hoá.
12 chiến sĩ hy sinh ở đâu trong tai nạn diễn tập Quân khu 7? 12 chiến sĩ hy sinh quê ở đâu? (Hình từ Internet)
Thân nhân liệt sĩ được hưởng chế độ gì?
Theo Điều 16 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng năm 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ như sau:
(1) Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
(2) Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sỹ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
(3) Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ; trường hợp có nhiều liệt sỹ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sỹ, thân nhân của ba liệt sỹ trở lên;
+ Vợ hoặc chồng liệt sỹ.
(4) Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng liệt sỹ quy định tại mục (3) sống cô đơn, con liệt sỹ quy định tại mục (3) mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
(5) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
+ Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sỹ hoặc có hai con liệt sỹ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
(6) Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ.
(7) Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng năm 2020.
(8) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng năm 2020 đối với thân nhân của liệt sỹ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
(9) Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt sỹ.
(10) Vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:
+ Trợ cấp tuất hằng tháng;
+ Bảo hiểm y tế.
- Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại mục (3) đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại mục (10) chết.
- Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại mục (3) đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại mục (10) này chết.
Ai cấp Bằng Tổ quốc ghi công?
Theo Điều 18 Nghị định 131/2021/NĐ-QP quy định về hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ như sau:
Hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ
1. Người khi hy sinh đang thuộc quân đội, công an quản lý thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm:
...
2. Người khi hy sinh không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 16 Nghị định này.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh theo Mẫu số 34 Phụ lục I Nghị định này; có văn bản kèm theo các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
...
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Trong thời gian 40 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để chuyển về cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh.
...
Như vậy, Bằng Tổ quốc ghi công do Thủ tướng Chính phủ cấp
Theo đó, trong thời gian 40 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ xét công nhận liệt sĩ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp Bằng Tổ quốc ghi công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp, hạn nộp thuế môn bài năm 2025 chi tiết nhất? Quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài 2025?
- Có phải làm lại thẻ căn cước/CCCD sau khi sáp nhập phường, xã? Sắp xếp đơn vị hành chính có cần đổi thẻ căn cước/CCCD không?
- Lương tháng 13 trả khi nào? Lương tháng 13 có phải trả trước tết âm lịch không? Nhận lương tháng 13 có phải đóng thuế?
- Mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công xây dựng công trình? Tải mẫu đăng ký danh sách công nhân thi công?
- 26 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Tết Âm lịch 2025 là ngày mấy? Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?