14 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động được tính là 14 ngày làm việc liên tục hay cộng dồn?
14 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động được tính là 14 ngày làm việc liên tục hay cộng dồn?
Căn cứ vào tiểu 2 Mục I Kết luận 308/CV-PC năm 2022 của Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nội dung hướng dẫn về tiền lương ngừng việc trong trường hợp ngừng việc 14 ngày như sau:
Về tiền lương ngừng việc (khoản 3 Điều 99 BLLĐ)
Câu hỏi:
14 ngày ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 BLLĐ được tính là 14 ngày ngừng việc liên tục hay cộng dồn? Nếu là cộng dồn thì cộng dồn trong 01 tháng hay cộng dồn trong chuỗi các sự kiện hay cộng dồn theo chu kỳ trả lương?
Hướng trả lời, hướng dẫn:
Khoản 3 Điều 99 BLLĐ xác định rõ 2 nội dung, đó là: ngừng việc phải gắn với lý do (sự cố điện, nước, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm...) và ngừng việc 14 ngày. Điều luật không quy định rõ 14 ngày làm việc liên tục hay cộng dồn.
Do việc ngừng việc phải được gắn với lý do/sự kiện cụ thể dẫn đến ngừng việc, nên 14 ngày ngừng việc cần được hiểu là 14 ngày ngừng việc liên tục theo từng sự kiện.
Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương ngừng việc
...
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo như nội dung kết luận trên thì việc ngừng việc phải được gắn liền với sự cố như điện nước, thiên tai, thảm họa và mốc thời gian được chọn để thỏa thuận tiền lương ngừng việc sẽ là 14 ngày.
Đồng thời, việc ngừng việc phải được gắn với lý do/sự kiện cụ thể dẫn đến ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 thì 14 ngày ngừng việc được xem là 14 ngày ngừng việc liên tục theo từng sự kiện.
Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 đã chia ra 02 trường hợp thỏa thuận tiền lương ngừng việc là thời gian ngừng việc dưới 14 ngày và thời gian ngừng việc trên 14 ngày.
Tuy nhiên, quy định này lại không đề cập đến việc xác định thời gian ngừng việc là cộng dồn hay là tính theo từng chuỗi sự kiện.
Như đã đề cập đến trong nội dung của kết luận, mốc thời gian ngừng việc 14 ngày sẽ được xác định khi đi kèm với những sự cố như thiên tai, điện nước, thảm họa, dịch bệnh,... Do đó, thời gian ngừng việc 14 ngày này sẽ được xác định theo từng chuỗi sự kiện chứ không phải là cộng dồn.
14 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động được tính là 14 ngày làm việc liên tục hay cộng dồn? (Hình từ Internet)
Tiền lương ngừng việc trong trường hợp người sử dụng lao động có lỗi được xác định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, trường hợp người sử dụng lao động có lỗi và người lao động phải ngừng việc thì tiền lương ngừng việc của người lao động sẽ được trả đủ theo lương trong hợp đồng lao động.
Kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, kỳ hạn trả lương cho người lao động được thực hiện theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?