19 Hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ theo Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 mới nhất?

Cho tôi hỏi: Hành vi nào là hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ theo Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 mới nhất? - Câu hỏi của anh Long (Hải Dương)

Có mấy nhóm hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ theo Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 mới nhất?

Ngày 11/7/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, thay thế Quy định 205-QĐ-TW năm 2019.

Tại đây

Theo đó, các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có 03 nhóm chính sau:

- Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

- Hành vi chạy chức chạy quyền;

- Các hành vi tiêu cực khác.

19 Hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ theo Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 mới nhất?

19 Hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ theo Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 mới nhất? (Hình từ Internet)

19 hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ gồm những gì?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023, Điều 4 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 và Điều 5 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023.

19 Hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ được xác định cụ thể như sau:

STT

Hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ


Hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn

1

Dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình.

2

Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào các khâu trong công tác cán bộ.

3

Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.

4

Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; không đúng nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định.

5

Trì hoãn, không thực hiện khi thấy bất lợi hoặc chọn thời điểm có lợi đối với nhân sự theo ý mình để thực hiện quy trình công tác cán bộ.

6

Khi nhận được đơn, thư phản ánh, tố cáo hoặc biết nhân sự có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ nhưng thoả hiệp, dung túng, bao che không xử lý theo thẩm quyền, xử lý không đúng quy định hoặc không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

7

Xác nhận, chứng thực, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật hoặc làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ nhân sự, kết quả bầu cử, lấy phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm, xét tuyển, thi tuyển nhằm có lợi cho nhân sự hoặc để đạt mục đích cá nhân.

8

Cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ.


Hành vi chạy chức chạy quyền

9

Trực tiếp hoặc gián tiếp môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

10

Tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích vật chất, phi vật chất khác, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được sự ủng hộ, tín nhiệm, vị trí, chức vụ, quyền lợi.

11

Chạy tuổi, thâm niên công tác, danh hiệu thi đua, khen thưởng, bằng cấp, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái, phong, thăng quân hàm... nhằm mục đích đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có được chức vụ, quyền lợi.

12

Lợi dụng các mối quan hệ thân quen hoặc sử dụng lợi thế, vị trí công tác, uy tín của người khác để tác động, tranh thủ, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.

13

Lợi dụng việc nắm được thông tin nội bộ hoặc thông tin bất lợi của tổ chức, cá nhân để đặt điều kiện, gây sức ép đối với người có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc phân công, bổ nhiệm, giới thiệu, đề cử, chỉ định bản thân.

14

Dùng lý lịch, xuất thân gia đình, thành tích công tác của bản thân để đặt ra yêu cầu vô lý đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm nhằm có được vị trí, chức vụ, quyền lợi.


Các hành vi tiêu cực khác

15

Gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. Nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà, kéo dài thời gian, đặt điều kiện đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự.

16

Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý.

17

Làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu để được xem xét, thực hiện quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ.

18

Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ, nhất là lịch sử bản thân và gia đình không đầy đủ, không trung thực.

19

Trực tiếp, thông qua người khác, lợi dụng phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đưa thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng xấu đến công tác cán bộ.

Việc xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:

Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
b) Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
c) Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
d) Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

Như vậy, việc xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.

Xem toàn văn Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 Tại đây.

Công tác cán bộ
Tham nhũng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến tham nhũng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung kiểm tra đối với cán bộ, đảng viên bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng, người đứng đầu tổ chức chính trị bị kỷ luật cảnh cáo hay cách chức?
Pháp luật
Hành vi tham nhũng được hiểu là hành vi như thế nào? Chỉ có những hành vi nhận hối lộ trong khu vực nhà nước mới bị xem là hành vi tham nhũng có đúng không?
Pháp luật
Toàn văn Quy định 142-QĐ/TW năm 2024 của Bộ Chính trị thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ ra sao?
Pháp luật
Công chức viên chức để người có quan hệ gia đình lợi dụng can thiệp vào việc thanh tra, kiểm toán có được xem là hành vi tham nhũng?
Pháp luật
Lạm quyền trong thi hành công vụ có được xem là hành vi tham nhũng? Hành vi lạm quyền của công chức trong khi thi hành công vụ mà chưa gây thiệt hại sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tham nhũng trong và ngoài khu vực nhà nước bao gồm các hành vi nào? Xử lý quà tặng trong phòng chống tham nhũng như thế nào?
Pháp luật
Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như thế nào?
Pháp luật
Cha mẹ của người tố cáo về hành vi tham nhũng có thuộc đối tượng được bảo vệ tính mạng sức khỏe hay không?
Pháp luật
Người tố cáo về hành vi tham nhũng có bắt buộc phải gửi văn bản đề nghị quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ không?
Pháp luật
Có được sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo về hành vi tham nhũng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác cán bộ
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,620 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác cán bộ Tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác cán bộ Xem toàn bộ văn bản về Tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào