20 Loại hàng hóa trong thị trường độc quyền hoàn toàn của nhà nước Việt Nam trong hoạt động thương mại theo quy định hiện nay?

20 Loại hàng hóa trong thị trường độc quyền hoàn toàn của nhà nước Việt Nam trong hoạt động thương mại theo quy định hiện nay? Chị B.T - Hà Nội.

20 Loại hàng hóa trong thị trường độc quyền hoàn toàn của nhà nước Việt Nam trong hoạt động thương mại theo quy định hiện nay?

Tại Điều 5 Nghị định 94/2017/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại như sau:

- Ban hành kèm theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (sau đây gọi tắt là Danh mục).

- Danh mục quy định cụ thể hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước và hoạt động thương mại độc quyền nhà nước tương ứng với hàng hóa, dịch vụ độc quyền đó.

Theo đó, 20 loại hàng hóa trong thị trường độc quyền hoàn toàn của nhà nước Việt Nam trong hoạt động thương mại được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP như sau:

STT

Hàng hóa/Dịch vụ

Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước

Địa bàn

1.

Hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện cụ thể

2.

Vật liệu nổ công nghiệp

Sản xuất, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

3.

Vàng miếng

Sản xuất

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

4.

Vàng nguyên liệu

Xuất khẩu và nhập khẩu để sản xuất vàng miếng

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

5.

Xổ số kiến thiết

Phát hành

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

6.

Thuốc lá điếu, xì gà

Nhập khẩu (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế)

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

7.

Hoạt động dự trữ quốc gia

Quản lý, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục dự trữ quốc gia.

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

8.

Tiền

In, đúc

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

9.

Tem bưu chính Việt Nam

Phát hành

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

10.

Pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa

Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

11.

Hệ thống điện quốc gia;

Truyền tải, điều độ

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội.

Xây dựng và vận hành

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam


12.

Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải

- Vận hành hệ thống đèn biển;

- Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng.

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

13.

Dịch vụ công ích thông tin duyên hải

Quản lý, vận hành khai thác hệ thống đài thông tin duyên hải

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

14.

Bảo đảm hoạt động bay

- Dịch vụ không lưu;

- Dịch vụ thông báo tin tức hàng không;

- Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

15.

Hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị do Nhà nước đầu tư

Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt; không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

16.

Hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện; kè biển

Quản lý, khai thác trong trường hợp giao kế hoạch

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

17.

Dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng

Cung ứng (trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường)

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

18.

Xuất bản phẩm

Xuất bản (không bao gồm hoạt động in và phát hành)

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

19.

Mạng bưu chính công cộng

Quản lý, duy trì, khai thác

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

20.

Dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí

Cung ứng

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam

Theo đó, 20 loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại như trên.

20 Loại hàng hóa trong thị trường độc quyền hoàn toàn của nhà nước Việt Nam trong hoạt động thương mại theo quy định hiện nay?

20 Loại hàng hóa trong thị trường độc quyền hoàn toàn của nhà nước Việt Nam trong hoạt động thương mại theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại bao gồm những nguyên tắc nào?

Tại Điều 4 Nghị định 94/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại:

- Chỉ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia.

- Cơ quan nhà nước có quyền thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại thông qua hình thức trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân thực hiện. Việc chỉ định phải do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.

- Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các cấp không được quy định hoạt động, hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện hoạt động thương mại độc quyền nhà nước. Đối với hàng hóa, dịch vụ, địa bàn phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Cơ chế sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại được quy định như thế nào?

Tại Điều 6 Nghị định 94/2017/NĐ-CP quy định cơ chế sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc Danh mục như sau:

- Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc Danh mục được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trên cơ sở xem xét yêu cầu quản lý nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh đề xuất hoặc theo đề nghị bằng văn bản thể hiện nhu cầu và khả năng tham gia của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào các hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước thuộc Danh mục.

- Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xem xét các đề nghị của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh, các điều kiện đảm bảo an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp các đề xuất, và phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xem xét, đánh giá các đề xuất, báo cáo Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục.

- Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung và việc sửa đổi, bổ sung Danh mục được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ.

Thị trường độc quyền hoàn toàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
20 Loại hàng hóa trong thị trường độc quyền hoàn toàn của nhà nước Việt Nam trong hoạt động thương mại theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thị trường độc quyền hoàn toàn
17,102 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thị trường độc quyền hoàn toàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thị trường độc quyền hoàn toàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào