29 thành viên hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế bao gồm những ai? Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung là gì?
Hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế là gì?
Theo đề xuất tại khoản 1 Điều 8 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế
Tải, hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế là cơ quan tư vấn chính sách bảo hiểm y tế do Chính phủ thành lập. Với cơ chế hoạt động theo nguyên tắc đa số; thành viên Hội đồng hoạt động chuyên trách và kiêm nhiệm.
Đề xuất tại khoản 2 Điều 8 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế về chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế như sau:
Hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế
...
Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng:
a) Tư vấn cho Chính phủ và các cơ quan liên quan trong hoạch định chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, đề xuất mức đóng, phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Tư vấn về chính sách giá dịch vụ kỹ thuật y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán;
c) Tư vấn giải quyết những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế.
Theo đó, hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế có những chức năng nhiệm vụ sau:
- Tư vấn cho Chính phủ và các cơ quan hữu quan có liên quan về chính sách, pháp luật về bảo hiểm;
- Đề xuất mức đống, phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế;
- Tư vấn chính sách dịch vụ do quỹ bảo hiểm y tế thanh toán;
- Tư vấn giải quyết những bất cập phát sinh trong quá trình thưc hiện pháp luật về bảo hiểm y tế.
29 thành viên hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế bao gồm những ai? Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung? (Hình ảnh từ Internet)
29 thành viên hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế bao gồm những ai?
Cứ đề xuất tại khoản 4 Điều 8 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế Tải, 29 thành viên hội đồng quốc gia về bảo hiểm y tế sẽ bao gồm những người sau:
- 1 Chủ tịch hội đồng: do Thủ tướng quyết định và bầu ra;
- 1 Phó chủ tịch thường trực do Bộ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm;
- 3 Phó chủ tịch do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đảm nhiệm;
- 6 đại diện đến từ các Bộ, ngành:
+ Y tế
+ Tài chính
+ Bảo hiểm xã hội
+ Lao động - Thương bin và Xã hội
+ Kế hoạch - Đầu tư
+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- 6 đại điện đến từ các đơn vị:
+ Tổng hội y học Việt Nam;
+ Hội Dược học;
+ Hiệp hội bệnh viện;
+ Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam
+ Hội khoa học kinh tế y tế;
+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
- 6 chuyên gia đến từ các đơn vị:
+ Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;
+ Trường Đại học Y Hà Nội;
+ Đại học Y tế công cộng;
+ Đại học Kinh tế quốc dân;
+ Viện Chiến lược và Chính sách y tế;
+ Viện Khoa học lao động xã hội.
- Và 6 chuyên gia độc lập có nhiều kinh nghiệm về bảo hiểm y tế.
Điều kiện, tiêu chuẩn của các ủy viên Hội đồng; cơ cấu tổ chức các tiểu ban chuyên môn và bộ máy; quy chế hoạt động của Hội đồng được chính phủ quy định chi tiết.
Nguyên tắc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung như thế nào?
Theo định hướng đề xuất tại Điều 17 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế
Tải, việc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Bảo hiểm y tế bổ sung thực hiện trên cơ sở tự nguyện đối với những người đã tham gia bảo hiểm y tế.
- BHYT bổ sung nếu do Cơ quan BHXH thực hiện được tổ chức, quản lý, thực hiện theo nguyên tắc phi lợi nhuận.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung; mua, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế bổ sung.
Khuyến khích hợp tác giữa bảo hiểm thương mại và bảo hiểm y tế xã hội để đảm bảo tính bổ sung của bảo hiểm y tế cơ bản và bổ sung.
- Bộ Y tế, BHXH Việt Nam quy định việc cung cấp thông tin về chi phí sử dụng dịch vụ y tế cho tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung để bảo đảm quyền lợi của người tham gia.
- Hợp đồng bảo hiểm y tế bổ sung là văn bản thỏa thuận giữa người mua hoặc đại diện của người mua bảo hiểm y tế bổ sung với tổ chức thực hiện bảo hiểm bổ sung.
- Phạm vi được hưởng và mức phí, thanh toán chi phí, giải quyết tranh chấp đối với người tham gia bảo hiểm y tế bổ sung được quy định trong hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm y tế bổ sung với tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung.
- Khi có đủ điều kiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng và trình Hội đồng quản lý BHXH triển khai thực hiện các gói sản phẩm bảo hiểm y tế bổ sung trên nguyên tắc:
+ Quỹ Bảo hiểm y tế bổ sung hoạt động tự chủ hoàn toàn về tài chính, độc lập với quỹ bảo hiểm y tế;
+ Chi phí quản lý bảo hiểm y tế bổ sung được trích từ quỹ bảo hiểm y tế bổ sung; mức chi, nội dung chi theo quy định của Bộ Tài chính và quyết định của Hội đồng quản lý BHXH.
+ Trường hợp có số thu lớn hơn số chi trong năm tài chính, quỹ bảo hiểm y tế bổ sung dành 30% số kết dư để hỗ trợ mua bổ sung cho các đối tượng chính sách, khó khăn; trường hợp thâm hụt bảo hiểm y tế bổ sung tự điều chỉnh mức đóng, mức hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?