30/4-1/5 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 30/4-1/5 như thế nào? Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 như thế nào?
30/4-1/5 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 30/4-1/5 như thế nào?
>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu thông báo nghỉ lễ 30/4-1/5 2024
Ngày 30/4/1975 đánh dấu cột mốc toàn bộ miền Nam được giải phóng hoàn toàn khỏi tay Đế quốc Mỹ. Do vậy, Đảng và Nhà nước lựa chọn 30/4 hàng năm trở thành ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tiếp sau đó là ngày 1/5, cột mốc khẳng định cuộc đấu tranh giành quyền lợi cho công nhân trên khắp thế giới thành công khi mọi người đều chỉ cần làm việc 8 giờ mỗi ngày. Vì thế, mọi người thường biết đến ngày này là Quốc tế Lao động.
Mỗi ngày lễ gắn với một ý nghĩa đặc biệt riêng. Cụ thể:
Ý nghĩa của ngày Giải phóng miền Nam 30/4:
Sự kiện 30/04/1975 đánh dấu thành quả vĩ đại của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp giành lại độc lập dân tộc, thống nhất hai miền Nam - Bắc. Hơn nữa, Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với những quốc gia khác trên thế giới, mở ra cuộc sống yên bình và phát triển hơn cho nhân dân ta.
Ý nghĩa ngày 1/5 Quốc tế Lao động:
Đây là ngày khẳng định vai trò quan trọng của công nhân nói riêng, người lao động nói chung khắp nơi không chỉ trong việc xây dựng kinh tế, mà còn hỗ trợ các cuộc cách mạng diễn ra thuận lợi.
*Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
30/4-1/5 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 30/4-1/5 như thế nào? Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 như thế nào? (Hình từ internet)
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 năm 2024 như thế nào?
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024:
Theo điểm c, d khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì dịp lễ Chiến thắng và ngày Quốc tế lao động, người lao được nghỉ 1 ngày 30/4 Dương lịch và 1 ngày 1/5 Dương lịch.
Năm 2024, dịp 30/4, 1/5 rơi vào thứ ba ngày 30/4/2024 và thứ tư ngày 1/5/2024. Đây cũng là các ngày làm việc trong tuần nên người lao động nghỉ đợt lễ này sẽ không được nghỉ bù.
Theo đó, lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày từ thứ ba ngày 30/4/2024 đến hết thứ tư ngày 1/5/2024.
Tuy nhiên, nếu các ngày nêu trên là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo quy định của công ty thì người lao động được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp (khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).
Đồng thời, mới đây Bộ LĐ-TB&XH đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024 để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.
Theo đó, nếu đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH được duyệt thì có thể người lao động sẽ được hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2024 để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Ép người lao động đi làm vào dịp 30/4 và 01/5 2024 bị phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 thì khi doanh nghiệp yêu cầu người lao động đi làm vào các ngày lễ thì bắt buộc phải đảm bảo các yêu cầu. Có thể thấy, người lao động không bắt buộc phải đi làm ngày lễ.
Trong trường hợp doanh nghiệp bắt ép người lao động đi làm thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?