4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Xem thêm: Bác ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Trên con tàu nào? Lúc này Bác bao nhiêu tuổi?
Thực hiện pháp luật có thể hiểu là hành vi của một chủ thể (bao gồm hành động hoặc không hành động) phù hợp với những quy định và yêu cầu của pháp luật. Điều này có nghĩa là các hành vi ấy không trái pháp luật và không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật quy định.
Hiện nay, có 4 hình thức thực hiện pháp luật gồm Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật và Áp dụng pháp luật
Cụ thể, 4 hình thức thực hiện pháp luật như sau:
- Tuân thủ (tuân theo) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật không làm những điều mà pháp luật cấm.
Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.
Ví dụ: Hành vi trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy quy định tại khoản 11 Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021.
>> Xem chi tiết: Khái niệm tuân thủ pháp luật? Tổng hợp ví dụ về tuân thủ pháp luật
- Thi hành (chấp hành) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những điều mà pháp luật quy định phải làm. (thực hiện các nghĩa vụ pháp lý bằng hành động tích cực).
Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.
Ví dụ: Nghĩa vụ quân sự quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015
>> Xem chi tiết: Khái niệm thi hành pháp luật? Tổng hợp ví dụ về thi hành pháp luật
- Sử dụng (vận dụng) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực các hiện quyền của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện).
Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do pháp lý của các tổ chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này.
Ví dụ: Quyền tự do ngôn luận của công dân quy định tại Điều 25 Hiến pháp 2013
>> Xem chi tiết: Khái niệm sử dụng pháp luật? Tổng hợp ví dụ về sử dụng pháp luật
- Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền) tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật; hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Ở hình thức này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay các cá nhân có thẩm quyền.
Ví dụ: Thẩm quyền đăng ký kết hôn của Uỷ ban nhân dân xã quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014.
>> Xem chi tiết: Quy định về áp dụng pháp luật hiện hành
Theo đó, hiện nay có 4 hình thức thi hành pháp luật là: Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật.
Việc phân chia thành 4 hình thức thực hiện pháp luật nêu trên chỉ mang tính chất tương đối, có ý nghĩa chính về mặt lý luận bởi trong thực tiễn, các hình thức thực hiện pháp luật nêu trên không tồn tại riêng lẻ, mà thường được tiến hành đồng thời, lồng ghép vào nhau, hình thức này bao gồm cả hình thức khác khi các chủ thể thực thi quyền, nghĩa vụ của mình trong từng mối quan hệ pháp luật.
Xem sơ đồ văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam tại đây: Tải
Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như sau:
Tuân thủ pháp luật | Thi hành pháp luật | Sử dụng pháp luật | Áp dụng pháp luật | |
Bản chất | Là hoạt động thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng không hành động một hành vi nào đó | Là việc chủ thể pháp luật hành động một hành vi nào đó theo hướng chủ động và tích cực | Là hoạt động thực hiện pháp luật bằng cách hành động hoặc không hành động một hành vi cụ thể | Là việc những cơ quan có thẩm quyền dựa vào pháp luật để điều chỉnh, giải quyết những hành vi sai trái, trong khuôn khổ trách nhiệm quyền hạn của mình |
Chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể pháp luật | Mọi chủ thể pháp luật | Mọi chủ thể pháp luật | Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Hình thức thể hiện | Thường là hình thức cấm đoán một hành vi cụ thể nào đó | Thường được thể hiện dưới hình thức bắt buộc thực hiện | Thể hiện ở mọi loại quy phạm khác nhau | Thường được thể hiện theo hình thức quy phạm trao quyền. |
Tính bắt buộc | Bắt buộc thực hiện | Bắt buộc thực hiện | Không bắt buộc.Chủ thể tự thực hiện theo mong muốn của mình | Bắt buộc thực hiện |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Nội dung phổ biến pháp luật cho công dân là gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 nội dung phổ biến pháp luật cho công dân bao gồm:
- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Như vậy, nội dung phổ biến pháp luật gồm phổ biến Hiến pháp, các quy định pháp luật và điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Đồng thời, phổ biến ý thức thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ pháp luật để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong người dân.
Có những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nào?
Căn cứ tại Điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định các hình phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
- Họp báo, thông cáo báo chí.
- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?