5 Nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng tiền lương quốc gia trong năm 2023 là gì? Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia như thế nào?

5 Nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng tiền lương quốc gia trong năm 2023 là gì? Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia như thế nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Hội đồng tiền lương quốc gia có chức năng gì?

Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Lao động 2019 quy định về Hội đồng tiền lương quốc gia, theo đó Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.

Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia được quy định tại Điều 49 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: Hội đồng tiền lương quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật Lao động 2019 để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về:

- Mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).

- Chính sách tiền lương áp dụng đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

5 Nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng tiền lương quốc gia trong năm 2023 là gì? Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia như thế nào? (Hình từ Internet)

5 Nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng tiền lương quốc gia trong năm 2023 là gì?

Tại Điều 50 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu, khảo sát, thu thập thông tin, phân tích và đánh giá tình hình tiền lương, mức sống tối thiểu của người lao động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ cung cầu lao động, việc làm, thất nghiệp trong nền kinh tế và các yếu tố liên quan khác làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu.

- Xây dựng báo cáo về mức lương tối thiểu của người lao động gắn với các yếu tố xác định mức lương tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019.

- Rà soát mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động, phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu làm cơ sở xác định phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ.

- Hằng năm, tổ chức thương lượng để khuyến nghị với Chính phủ phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu xác lập theo vùng (bao gồm mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ).

- Tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về một số chính sách tiền lương áp dụng chung đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia trong năm 2023 được quy định như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia được quy định tại Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:

- Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập). Trong đó:

+ Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, gồm: 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

+ Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia còn lại, gồm:

++ 04 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 04 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

++ 03 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 01 thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam,

++ 02 thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động);

++ 02 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không quá 05 năm.

Ngoài ra, Hội đồng tiền lương quốc gia có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực để giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xây dựng các báo cáo kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và thực hiện công tác hành chính của Hội đồng.

Thành viên Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực là người của các cơ quan tham gia thành viên Hội đồng, các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia trong năm 2023 bao gồm được quy định tại Điều 52 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

- Hội đồng tiền lương quốc gia hoạt động tập thể thông qua các phiên họp dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng; thảo luận dân chủ, công khai; quyết định dựa trên biểu quyết theo đa số.

- Hội đồng tiền lương quốc gia có con dấu riêng và được quản lý tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.

- Kinh phí hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Hội đồng tiền lương quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng tiền lương quốc gia có bao nhiêu Phó Chủ tịch? Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng?
Pháp luật
5 Nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng tiền lương quốc gia trong năm 2023 là gì? Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng tiền lương quốc gia là người quyết định về việc xác lập mức lương tối thiểu vùng có đúng không?
Pháp luật
Hội đồng tiền lương quốc gia có được quyết định mức lương tối thiểu vùng không? Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia?
Pháp luật
Việc thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng là bao lâu?
Pháp luật
Các cơ quan thành viên của Hội đồng tiền lương quốc gia phải cử bao nhiêu đại diện tham gia Hội đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng tiền lương quốc gia
1,406 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng tiền lương quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng tiền lương quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào