8 nhiệm vụ về đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong Kế hoạch 680/KH-BVHTTDL 2024 là gì?
- 8 nhiệm vụ về đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong Kế hoạch 680/KH-BVHTTDL 2024 là gì?
- Các giấy tờ, tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa trong thủ tục hành chính?
- Mục đích của kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là gì?
8 nhiệm vụ về đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong Kế hoạch 680/KH-BVHTTDL 2024 là gì?
Theo tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 680/KH-BVHTTDL 2024 cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định 8 Nhiệm vụ trong đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp như sau:
(1) Thực hiện nghiêm việc gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử; đồng bộ 100% trạng thái hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
- Cơ quan phối hợp: Trung tâm Công nghệ thông tin.
(2) Rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình đối với các dịch vụ công trực tuyến đang được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm;
Đồng thời ưu tiên xây dựng, tích hợp, cung cấp các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông cung cấp ở mức độ toàn trình đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phát triển nền tảng xây dựng mẫu đơn, tờ khai điện tử tương tác phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; hoàn thiện các danh mục dùng chung trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Cơ quan chủ trì: Các cơ quan có thủ tục hành chính.
- Cơ quan phối hợp: Trung tâm Công nghệ thông tin.
(3) Tập trung số hóa, làm sạch dữ liệu, gắn việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; đẩy mạnh tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa giữa các bộ, ngành, địa phương thông qua kết nối, chia sẻ dữ liệu với Kho quản lý dữ liệu cá nhân, tổ chức trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Đồng thời, ban hành danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa theo quy định tại Thông tư 01/2023/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì: Các cơ quan có thủ tục hành chính.
- Cơ quan phối hợp: Trung tâm Công nghệ thông tin.
- Thời hạn hoàn thành: Trong Quý I năm 2024.
(4) Thực hiện việc tích hợp, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành, Hệ thống tin giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công tập trung do Bộ quản lý với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Công nghệ thông tin.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có thủ tục hành chính.
(5) Công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để đội ngũ cán bộ, công chức và người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Định kỳ hàng tháng thống kê đầy đủ những thủ tục hành chính được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ để kiểm soát chặt chẽ việc ban hành và thực hiện thủ tục hành chính.
- Cơ quan chủ trì: Văn phòng Bộ.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có thủ tục hành chính.
(6) Tổ chức thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về quy định, thủ tục hành chính.
- Cơ quan chủ trì: Các cơ quan có thủ tục hành chính.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ.
(7) Tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ.
- Cơ quan chủ trì: Thanh tra Bộ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, các cơ quan có thủ tục hành chính.
(8) Công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp theo Quyết định 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ Cổng thông tin điện tử của bộ, để tổ chức, cá nhân theo dõi, giám sát.
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Công nghệ thông tin.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có thủ tục hành chính.
8 nhiệm vụ về đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong Kế hoạch 680/KH-BVHTTDL 2024 là gì? (Hình từ Internet)
Các giấy tờ, tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa trong thủ tục hành chính?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-VPCP, các giấy tờ, tài liệu dưới đây thuộc phạm vi thực hiện số hóa trong thủ tục hành chính:
- Giấy tờ là thành phần hồ sơ mà tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện thủ tục hành chính, bao gồm các loại sau:
+ Thành phần hồ sơ là kết quả giải quyết của thủ tục hành chính trước đó;
+ Thành phần hồ sơ phải số hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Thành phần hồ sơ cần số hóa theo yêu cầu quản lý được xác định tại Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Thành phần hồ sơ không thuộc loại được nêu tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-VPCP và được thực hiện số hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
Các giấy tờ trên được nộp theo một trong các hình thức sau: bản chính; bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc; bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính; bản chụp điện tử có bản chính để đối chiếu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
- Kết quả thẩm tra, xác minh, trả lời ý kiến của các cơ quan, đơn vị tham gia trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
- Kết quả giải quyết của thủ tục hành chính còn hiệu lực theo quy định tại Điều 25 Nghị định 45/2020/NĐ-CP
Lưu ý:
Không thực hiện số hóa đối với những giấy tờ, tài liệu:
- Đã được các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh chia sẻ dưới dạng dữ liệu và có giá trị pháp lý;
- Các giấy tờ là thành phần hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được nộp dưới hình thức bản sao chụp, bản sao có chứng thực, trừ bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-VPCP
- Các giấy tờ, tài liệu chỉ yêu cầu xuất trình khi nộp hồ sơ thủ tục hành chính;
- Các giấy tờ, tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
Mục đích của kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là gì?
Tại tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch 680/KH-BVHTTDL 2024 có nêu rõ mục đích của kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:
- Đẩy mạnh triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) theo các văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ ban hành, bảo đảm thực hiện có kết quả, thực chất, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong năm 2024.
- Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (QĐKD), trong đó tập trung ưu tiên rà soát, cắt giảm 11 loại giấy phép do Văn phòng Chính phủ đề xuất.
- Đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) để thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa QĐKD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định 1647/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2023).
- Nâng cao chất lượng giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ. Bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, quy định của pháp luật về cải cách TTHC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?