8 tháng 5 là ngày gì? 8 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Biểu tượng chữ thập đỏ được quy định như thế nào?
8 tháng 5 là ngày gì? 8 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy?
Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ là phong trào nhân đạo lớn nhất thế giới và là cột mốc đánh dấu sự ra đời của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế. Ðể ghi nhớ công lao của người sáng lập phong trào, ngày sinh của Henry Dunant (8/5) đã được lấy làm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế. Năm 1948, lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế đầu tiên được chính thức tổ chức. Năm 1984, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế được đổi tên thành Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Ðây là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên thế giới tự hào ôn lại truyền thống lịch sử lâu đời của phong trào CTĐ và Trăng lưỡi liềm đỏ, tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò, tổ chức các hoạt động nhân đạo trợ giúp những người dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng thông qua mạng lưới cán bộ, tình nguyện viên đông đảo khắp toàn cầu.
Theo đó, 8 tháng 5 hằng năm là Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Theo Lịch Vạn niên 2024, ngày 8/5/2024 rơi vào thứ 4 trong tuần.
Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
8 tháng 5 là ngày gì? 8 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Biểu tượng chữ thập đỏ được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Biểu tượng chữ thập đỏ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008 quy định biểu tượng chữ thập đỏ như sau:
- Biểu tượng chữ thập đỏ là hình chữ thập màu đỏ, trên nền trắng. Biểu tượng chữ thập đỏ được tôn trọng và được pháp luật bảo hộ.
- Biểu tượng chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết người đang thực hiện hoạt động chữ thập đỏ và cơ sở, phương tiện, hiện vật được sử dụng trong hoạt động chữ thập đỏ. Trong các cuộc xung đột vũ trang, biểu tượng chữ thập đỏ là dấu hiệu để nhận biết và bảo vệ người, cơ sở và phương tiện, hiện vật mang biểu tượng này.
Ngày 8 tháng 5 năm 2024 người lao động có được nghỉ làm không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thông thường thì ngày nghỉ hằng tuần sẽ được sắp xếp và thứ 7, chủ nhật hoặc chỉ ngày chủ nhật.
Như vậy, Mùng 8/5/2024 tức ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo quy định và ngày mùng 8/5/2024 cũng rơi vào ngày thứ 4. Do đó người lao động không được nghỉ vào ngày 8/5/2024,người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.
Nếu ngày 8 tháng 5 năm 2024 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm.
Tuy nhiên, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương vào ngày ngày 8 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?