Ai có thẩm quyền xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất? Nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng nước dưới đất nữa thì cần làm gì?
Ai có thẩm quyền xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất?
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định về hẩm quyền xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất như sau:
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất
1. Cơ quan xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17; Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Nghị định này.
Theo đó, có 2 chủ thể có thẩm quyền xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:
(1) Đối với các trường hợp sau đây thì cơ quan xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 02/2023/NĐ-CP
- Các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 năm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;
(2) Còn đối với trường hợp sau đây thì cơ quan xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất là Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.
Ai có thẩm quyền xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất? Nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng nước dưới đất nữa thì các chủ thể cần làm gì? (hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 38 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và khoản 3 Điều 38 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định 2 trình tự thủ tục tương ứng với 2 nhóm đối tượng đăng ký khai thác nước dưới đất.
Theo đó, đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, thì trình tự và thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất được thực hiện như sau:
- Căn cứ Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát 02 tờ khai đăng ký theo Mẫu 35 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho tổ chức, cá nhân để kê khai;
Trường hợp chưa xây dựng công trình khai thác nước dưới đất, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình.
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành 02 tờ khai và nộp cho cơ quan xác nhận đăng ký hoặc nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho cơ quan đăng ký;
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan xác nhận đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.
Còn đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, thì trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản kê khai 02 tờ khai đăng ký theo Mẫu 36 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình;
- Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan xác nhận đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.
Nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng nước dưới đất nữa thì các chủ thể cần làm gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 38 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định:
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất
...
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì phải thông báo và trả tờ khai (đã được xác nhận) cho cơ quan xác nhận đăng ký hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để báo cho cơ quan đăng ký và thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụng theo quy định.
Theo đó, đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất. Nhưng không tiếp tục khai thác, sử dụng nước dưới đất thì phải thông báo và trả tờ khai cho cơ quan xác nhận đăng ký hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để báo cho cơ quan đăng ký.
Đồng thời các chủ thể này phải thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụng theo quy định.
Nghị định 02/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/03/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?