Ai được sử dụng con dấu có hình Quốc huy? Sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải đáp ứng nhứng điều kiện nào?

Ai được sử dụng con dấu có hình Quốc huy? Sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải đáp ứng nhứng điều kiện nào?

Ai được sử dụng con dấu có hình Quốc huy?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 99/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 56/2023/NĐ-CP) quy định về cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy như sau:

(1) Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thư ký Quốc hội.

(2) Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(3) Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục hoặc đơn vị tương đương Tổng cục.

(4) Văn phòng Chủ tịch nước.

(5) Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

(6) Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân, dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.

(7) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

(8) Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cơ quan thi hành án quân khu và tương đương.

(9) Đại sứ quán, Phòng Lãnh sự thuộc Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Tổng Lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự, Phái đoàn thường trực, Phái đoàn, Phái đoàn quan sát viên thường trực và cơ quan có tên gọi khác thực hiện chức năng đại diện của Nhà nước Việt Nam tại tổ chức quốc tế liên Chính phủ hoặc tại vùng lãnh thổ nước ngoài.

(10) Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Cục Lãnh sự, Cục Lễ tân Nhà nước, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Ngoại giao.

(11) Cơ quan khác có chức năng quản lý nhà nước và được phép sử dụng con dấu có hình Quốc huy theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.

Ai được sử dụng con dấu có hình Quốc huy? Sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải đáp ứng nhứng điều kiện nào?

Ai được sử dụng con dấu có hình Quốc huy? Sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải đáp ứng nhứng điều kiện nào? (Hình ảnh Internet)

Sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải đáp ứng nhứng điều kiện nào?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sử dụng con dấu như sau:

Điều kiện sử dụng con dấu
1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng con dấu có hình Quốc huy là gì?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng con dấu có hình Quốc huy bao gồm:

(1) Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.

(2) Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.

(3) Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.

(4) Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.

(5) Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.

(6) Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.

(7) Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.

(8) Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.

(9) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.

(10) Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.

(11) Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.

(12) Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(13) Các hành vi khác theo quy định của pháp luật

Con dấu có hình Quốc huy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ai được sử dụng con dấu có hình Quốc huy? Sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải đáp ứng nhứng điều kiện nào?
Pháp luật
Văn phòng Chủ tịch nước muốn sử dụng con dấu có hình Quốc huy thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Con dấu có hình Quốc huy là gì? Đơn vị nào được quyền sử dụng con dấu có hình Quốc huy theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Con dấu có hình Quốc huy
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
352 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Con dấu có hình Quốc huy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Con dấu có hình Quốc huy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào