Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?

Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?

Ái kỷ là gì?

Bệnh ái kỷ hoặc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) là một bệnh lý tâm thần trong đó người bệnh có cái nhìn tự mãn và phóng đại về tầm quan trọng của bản thân. Họ thường có nhu cầu được ngưỡng mộ quá mức, thiếu sự đồng cảm với người khác.

Người ái kỷ thường có cảm giác về sự quan trọng của bản thân cao hơn bình thường, luôn muốn được chú ý, tôn trọng và thậm chí khao khát sự ngưỡng mộ từ người khác.

*Thông tin ái kỷ là gì trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?

Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không? (Hình từ Internet)

Dấu hiệu của ái kỷ là gì?

Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của người có xu hướng ái kỷ:

(1) Thường phóng đại thành tích, tài năng hoặc sự quan trọng của bản thân. Luôn muốn bản thân nổi bật, được chú ý hoặc tôn vinh.

(2) Cần được ngưỡng mộ và công nhận liên tục

- Mong muốn người khác khen ngợi, chú ý thường xuyên.

- Thường cảm thấy khó chịu hoặc thất vọng nếu không được công nhận đúng như kỳ vọng.

(3) Thiếu sự đồng cảm

- Khó khăn trong việc hiểu hoặc quan tâm đến cảm xúc, nhu cầu, hoặc quan điểm của người khác.

- Ít khi nhận ra mình làm tổn thương người khác.

(4) Thích kiểm soát hoặc thao túng người khác để đạt được mục tiêu cá nhân.

(5) Nhạy cảm với sự phê bình

- Rất dễ bị tổn thương hoặc tức giận khi bị chỉ trích, dù chỉ là nhẹ nhàng.

- Có thể phản ứng bằng cách phủ nhận, biện minh, hoặc thậm chí tấn công lại người phê bình.

- Thường cảm thấy bất an sâu bên trong dù bề ngoài tỏ ra tự tin.

(6) Luôn ghen tị hoặc cho rằng người khác ghen tị với mình

- Hay cảm thấy khó chịu hoặc ganh tỵ khi người khác đạt được thành công.

- Tin rằng bản thân xứng đáng hơn những gì người khác có.

- Thường cho rằng người khác ghen tị với tài năng hoặc thành công của mình.

(7) Có xu hướng thao túng để đạt được điều mình muốn, ngay cả trong mối quan hệ thân thiết.

(8) Cảm thấy chỉ nên kết nối với những người đặc biệt và tài năng như họ và xem thường những người họ cho là bình thường

Lưu ý: thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?

Căn cứ khoản 3 Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT có quy định việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên được thực hiện theo nội dung trong Sổ khám sức khỏe định kỳ.

Dẫn chiếu đến các nội dung ghi trong Sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, cụ thể như sau:

- Khám thể lực bao gồm đo chiều cao, cân nặng, huyết áp.

- Khám lâm sàng được diễn ra với các nội dung như sau:

+ Khám nội khoa bao gồm: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận - tiết niệu, nội tiết, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần.

+ Khám ngoại khoa, da liễu

+ Khám sản phụ khoa

+ Khám mắt: Kiểm tra thị lực hai mắt, các bệnh về mắt.

+ Khám tai - mũi - họng: Kiểm tra thính lực hai tai, thăm khám mũi, họng để phát hiện các bệnh lý liên quan.

+ Khám răng - hàm - mặt: Giúp phát hiện sớm các bệnh về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu… và các bệnh vùng hàm, mặt.

- Khám cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, kiểm tra tim phổi…

Theo sổ khám sức khỏe định kỳ sẽ có nội dung khám về sức khỏe tâm thần của người lao động.

Hồ sơ khám sức khỏe mới nhất năm 2024 bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Thông tư 32/2023/TT-BYT có nêu rõ hồ sơ khám sức khỏe mới nhất năm 2024 bao gồm:

(1) Hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 tuổi trở lên

- Giấy khám sức khỏe theo mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.

(2) Hồ sơ khám sức khỏe của người chưa đủ 18 tuổi

- Giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.

(3) Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị khám sức khỏe nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ

- Giấy khám sức khỏe theo mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT hoặc mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT

- Văn bản đồng ý của thân nhân người bệnh quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

(4). Đối với người được khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:

- Sổ khám sức khỏe định kỳ theo Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT

- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.

Khám sức khỏe định kỳ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Pháp luật
Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?
Pháp luật
Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng chuẩn hướng dẫn Bộ Y tế? Gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 12 tháng?
Pháp luật
Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ai phải khám sức khỏe định kỳ khi lái xe? Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe?
Pháp luật
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được khám sức khỏe định kỳ tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe định kỳ
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
136 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe định kỳ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe định kỳ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào