Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật có nội dung ra sao?
- Tổng quan về Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật có nội dung là gì?
- Nội dung của Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật là gì?
- Nhận định của Tòa án về Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật ra sao?
Tổng quan về Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật có nội dung là gì?
Tại Quyết định 276/QĐ-CA năm 2020 có nêu rõ tổng quan về Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật như sau:
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 13 tháng 8 năm 2020 và được công bố theo Quyết định số 276/QĐ-CA ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 28/2019/DS-GĐT ngày 12-11-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án dân sự “Kiện đòi tài sản” tại tỉnh Lâm Đồng giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M và bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ, bà Phạm Thị H, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 09 người.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 2 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ:
Sau khi tài sản là quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đã được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì có người khác (không phải là đương sự trong vụ án đó) khởi kiện đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án không thụ lý vụ án mới. Người có yêu cầu đòi quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Điểm c khoản 1 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217, khoản 2 Điều 327, khoản 1 Điều 353 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Từ khóa của án lệ:
“Tài sản được phân chia bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật”; “Kiện đòi tài sản”; “Không thụ lý vụ án mới”.
Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật có nội dung ra sao?
Nội dung của Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật là gì?
Tại Quyết định 276/QĐ-CA năm 2020 có nêu rõ nội dung của Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật như sau:
(1) Tại Đơn khởi kiện đề ngày 18-7-2011, Đơn khởi kiện bổ sung đề ngày 16-6-2015 và các lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên đơn là bà Tô Thị M (do ông Nguyễn Anh D là người đại diện hợp pháp) trình bày:
Nguồn gốc đất tại số 12 đường G, phường 5, thành phố T (trong đó có 01 phần nhà, đất tranh chấp hiện nay là số 12A đường G) là tài sản của cha mẹ bà M là cụ Tô Duy H1 và cụ Trần Thị Đ1, được Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất số 6015/NĐ-XD Q3,4 ngày 18-12-1989. Nhà có cấu trúc cấp 2, hạng 3, còn 80%, nền gạch hoa, vách xây, tường đúc, mái bằng, tổng diện tích là 437,9m2, diện tích sử dụng chính là 315,17m2. Năm 1973, cụ H1 cho bà Hoàng Thị N thuê một phần nhà sau để ở (số 12A đường G). Năm 1975, gia đình cụ H1 đòi nhà thì bà N xin ở thêm một thời gian cho đến khi tìm được nơi ở mới sẽ trả nhà. Từ sau năm 1975, gia đình cụ H1 không thu tiền thuê nhà của bà N. Năm 1980, bà N lén lút cho bà Phạm Thị H vào ở nhà đang thuê của cụ H1. Gia đình bà M đã khiếu nại việc này đến Ủy ban nhân dân phường 5, thành phố T, nhưng qua hòa giải, gia đình bà M đồng ý cho bà H ở cho đến khi tìm được nhà.
Năm 2003, bà H kê khai và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T, gia đình bà M tiếp tục yêu cầu bà H trả nhà. Năm 2011, bà H xin được giấy phép xây dựng nhà, nhưng gia đình bà M không biết. Hiện nay, nhà đất tại 12A đường G, phường 5, thành phố T do bà H và cụ Nguyễn Thị Đ đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Vì vậy, bà M khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà H và cụ Đ phải hoàn trả gia đình bà M nhà đất đã chiếm dụng tại 12A đường G, phường 5, thành phố T.
(2) Bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ và bà Phạm Thị H trình bày:
Năm 1994, bà H và ông Nguyễn Ngọc C (chồng của bà H) nhận chuyển nhượng của bà Hoàng Thị N căn nhà tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T và sử dụng ổn định, không có tranh chấp. Năm 2002, bà H và ông C ly hôn. Tại Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tuyên cụ Đ được sở hữu ½ căn nhà, bà H được sở hữu ½ căn nhà nêu trên do vợ chồng bà H mua chung căn nhà cùng cụ Đ (mẹ của bà H). Ngày 12-01-2004, bà H và cụ Đ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đối với căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Tháng 3 năm 2011, bà H xin phép cơ quan có thẩm quyền cho xây dựng lại nhà, vì căn nhà xuống cấp nghiêm trọng.
Khi bắt đầu xây lại nhà, bà H đã trao đổi với bà M về việc đập bức tường mà gia đình bà M tự động xây lấn sang đất của bà H, nhưng bà M không cho đập và yêu cầu bà H phải trả nhà. Bà H và cụ Đ xác định: Căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T do bà H và cụ Đ mua hợp pháp của bà N, đồng thời đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nên không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà M.
Tại Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm và trả lại đơn khởi kiện số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định:
Đình chỉ giải quyết và trả lại đơn khởi kiện về vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 03/2012/TLDS-ST ngày 17-4-2012 về vụ án “Kiện đòi tài sản” giữa nguyên đơn là bà Tô Thị M với bị đơn là cụ Nguyễn Thị Đ và bà Phạm Thị H.
Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 18-8-2016, ông Nguyễn Anh D là đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn kháng cáo không đồng ý với quyết định sơ thẩm nêu trên.
Tại Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
Chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm các ông, bà: Tô Thị S1, Tô Duy T, Tô Duy S, Tô Thị Kim N1, Tô Thị T1, Tô Thị S2, Tô Duy E, Tô Duy P1, Tô Thị H2, Tô Thị H3, Tô Thị Ngọc L, Tô Duy P2, Tô Duy Lâm S3, Tô Thị Ngọc H4, Tô Duy H5, Tô Thị Ngọc V, Tô Duy H6 (do ông Nguyễn Anh D làm đại diện).
Hủy Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lầm Đồng; Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng tiếp tục giải quyết vụ án.
Tòa án cấp phúc thẩm còn tuyên về án phí.
Ngày 01-9-2017, Thẩm phán Bùi Hữu Nhân - Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm có đơn đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét quyết định phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Quyết định số 49/2019/KN-DS ngày 31-7-2019, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy Quyết định phúc thẩm nêu trên và giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng và trả lại đơn khởi kiện.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với quyết định kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nhận định của Tòa án về Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật ra sao?
Tại Quyết định 276/QĐ-CA năm 2020 có nêu rõ nhận định của Tòa án về Án lệ số 38/2020/AL về việc không thụ lý yêu cầu đòi tài sản đã được phân chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật như sau:
[1] Hồ sơ vụ án thể hiện, bà Tô Thị M khởi kiện cho rằng căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T thuộc quyền sở hữu của cụ Tô Duy H1 và cụ Trần Thị Đ1, yêu cầu Tòa án xử buộc bà Phạm Thị H và cụ Nguyễn Thị Đ trả lại cho bà.
[2] Tại điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định một trong những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện là: “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;”. Các tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện: Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tuyên bà Phạm Thị H được quyền sở hữu ½ căn nhà diện tích 40,73m2, cụ Nguyễn Thị Đ được quyền sở hữu ½ căn nhà diện tích 40,73m2 tại số 12A đường G, phường 5, thành phố T.
Như vậy, nội dung khởi kiện của bà M cho rằng căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T là của cụ H1 và cụ Đ1 đã có bản án đang có hiệu lực xác định quyền sở hữu căn nhà đó là của cụ Đ với bà H. Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó,... ”.
Như vậy, với nội dung quyết định của Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT nêu trên thì bà M không có quyền đòi cụ Đ và bà H trả lại căn nhà số 12A đường G, phường 5, thành phố T. Cho nên phải xem nội dung yêu cầu khởi kiện của bà M thuộc trường hợp “Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án”; nếu bà M không đồng tình với Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT thì đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại bản án đó theo thủ tục giám đốc thẩm (khi thời hiệu còn) hoặc tái thẩm (khi có căn cứ). Do đó, ngày 01-8-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 03/2016/QĐST-DS đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện của bà M là phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 và điểm g khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định số 91/2017/QĐDS-PT ngày 30-5-2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy toàn bộ Quyết định số 03/2016/QĐST-DS ngày 01-8-2016 nêu trên vì cho rằng quan hệ tranh chấp trong vụ án này là “Đòi tài sản”, có nguyên đơn, bị đơn khác với nguyên đơn, bị đơn trong vụ án hôn nhân và gia đình đã được Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm tại Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 17/HNGĐ-PT ngày 24-9-2002 là không đúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?