Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ra sao?
- Tổng quan về Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con?
- Nội dung của Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là gì?
- Nhận định của Tòa án về Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ra sao?
Tổng quan về Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con?
Tại Quyết định 323/QĐ-CA năm 2022 có nêu rõ tổng quan về Án lệ số 54/2022/AL như sau:
Án lệ số 54/2022/AL về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 07 tháng 9 năm 2022 và được công bố theo Quyết định 323/QĐ-CA ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 01/2019/HNGĐ-GĐT ngày 27/02/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về vụ án hôn nhân gia đình “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con” tại tỉnh Đắk Lắk giữa nguyên đơn là chị Phạm Thị Kiều K với bị đơn là anh Nguyễn Hữu P.
Vị trí nội dung án lệ:
Đoạn 3 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung của án lệ:
- Tình huống án lệ:
Trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người mẹ tự ý bỏ đi từ khi con còn rất nhỏ, không quan tâm đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; người con được người cha nuôi dưỡng, chăm sóc trong điều kiện tốt và đã quen với điều kiện, môi trường sống đó.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, Tòa án phải tiếp tục giao con dưới 36 tháng tuổi cho người cha trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Từ khóa của án lệ:
“Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi”; “Ly hôn”; “Tranh chấp về nuôi con”.
Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ra sao?
Nội dung của Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là gì?
Tại Quyết định 323/QĐ-CA năm 2022 có nêu rõ nội dung của Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như sau:
Chị Phạm Thị Kiều K và anh Nguyễn Hữu P kết hôn trên cơ sở tự nguyện, đăng ký kết hôn ngày 27/7/2016, tại Ủy ban nhân dân xã E, huyện K, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, sau khi kết hôn một thời gian, thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do tính tình không hợp, thường xuyên bất đồng quan điểm trong cuộc sống, do đó chị K bỏ về nhà bố mẹ đẻ sống từ khoảng tháng 3/2017. Nay, xét thấy mâu thuẫn vợ chồng đã trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, nên chị Phạm Thị Kiều K và anh Nguyễn Hữu P thuận tình ly hôn.
- Về con chung: Anh, chị xác nhận có 01 con chung là cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016. Khi cháu T được 04 tháng tuổi, chị K bỏ về nhà bố mẹ đẻ sinh sống, để lại cháu T cho anh P nuôi dưỡng. Nay, anh, chị cùng đề nghị xin được nuôi con chung, chị K yêu cầu anh P cấp dưỡng tiền nuôi con, còn anh P không yêu cầu chị K cấp dưỡng tiền nuôi con.
- Về tài sản chung: Vợ chồng cùng xác nhận không có tài sản chung và không có công nợ chung, nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tại Bản án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 02/2018/HNGĐ-ST ngày 05/3/2018, Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk:
Căn cứ khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 147, Điều 212 và Điều 213 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 51, 55, 58, 81, 82, 83, 110, 116 và Điều 117 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án, quyết định:
- Về quan hệ hôn nhân: Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa chị Phạm Thi Kiều K và anh Nguyễn Hữu P.
- Về con chung: Giao cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016 cho anh Nguyễn Hữu P trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu T đủ 18 tuổi. Chị Phạm Thị Kiều K được quyền đi lại thăm nom, chăm sóc con chung, không ai có quyền ngăn cản.
- Về cấp dưỡng tiền nuôi con: Ghi nhận việc chị Phạm Thị Kiều K tự nguyện cấp dưỡng mỗi tháng 1.000.000 đồng để nuôi cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016 cho đến khi cháu T tròn 18 tuổi.
- Về tài sản chung, nợ chung: Các đương sự không yêu cầu, nên Tòa án không giải quyết.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí; quyền, nghĩa vụ thi hành án và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
- Ngày 08/3/2018, chị Phạm Thị Kiều K kháng cáo xin được nuôi con chung, không yêu cầu anh Nguyễn Hữu P cấp dưỡng tiền nuôi con.
Tòa án cấp phúc thẩm xét xử vắng mặt anh Nguyễn Hữu P, với lý do: Tòa án đã tống đạt thông báo triệu tập phiên tòa phúc thẩm hợp lệ 02 lần, nhưng anh P đều vắng mặt không có lý do. Tại phiên tòa phúc thẩm, chị K giữ nguyên nội dung yêu cầu tại đơn khởi kiện và đơn kháng cáo.
Tại Bản án Hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 11/2018/HNGĐ-PT ngày 07/6/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk quyết định:
Chấp nhận đơn kháng cáo của chị Phạm Thị Kiều K; sửa Bản án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm số 02/2018/HNGĐ-ST ngày 05/3/2018 của Tòa án nhân dân huyện Krông Pắc.
Căn cứ khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, khoản 4 Điều 147, Điều 212 và Điều 213 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; các Điều 51, 55, 58, 81, 82, 83, 110, 116 và Điều 117 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí lệ phí Tòa án, tuyên xử:
- Về quan hệ hôn nhân: Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa chị Phạm Thị Kiều K và anh Nguyễn Hữu P.
- Về con chung: Giao cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016 cho chị Phạm Thị Kiều K trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi cháu T đủ 18 tuổi. Anh Nguyễn Hữu P được quyền đi lại thăm nom, chăm sóc con chung, không ai có quyền ngăn cản.
- Về cấp dưỡng nuôi con: Chị Phạm Thị Kiều K không yêu cầu anh Nguyễn Hữu P cấp dưỡng nuôi con chung.
- Về tài sản chung, nợ chung: Các đương sự không yêu cầu, nên Tòa án không giải quyết.
Ngày 06/7/2018, anh Nguyễn Hữu P có “Đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm”, với nội dung: Tòa án cấp phúc thẩm không tống đạt thông báo xét xử, không giao bản án phúc thẩm. Khi có quyết định thi hành án anh mới biết việc thay đổi giao con chung cho chị K nuôi dưỡng là vi phạm tố tụng; anh không nhất trí việc cấp phúc thẩm giao con cho chị K nuôi dưỡng, anh đề nghị được nuôi con như bản án sơ thẩm đã quyết định.
Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 114/2018/QĐKNGĐT-VKS-DS ngày 10/10/2018, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân cấp cao tại Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án Hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 11/2018/HNGĐ-PT ngày 07/6/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk để xét xử phúc thẩm lại, theo đúng quy định pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nang thay đổi nội dung kháng nghị, đề nghị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án Hôn nhân và gia đình phúc thẩm, giữ nguyên bản án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm.
Nhận định của Tòa án về Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con ra sao?
Tại Quyết định 323/QĐ-CA năm 2022 có nêu rõ nhận định của Tòa án về Án lệ số 54/2022/AL Về xác định quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp người mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như sau:
[1] Về tố tụng: Về phạm vi xét xử phúc thẩm: Sau khi xét xử sơ thẩm, chị Phạm Thị Kiều K chỉ kháng cáo Bản án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm về “Phần con chung”. Trong nhận định của Bản án phúc thẩm cũng chỉ xem xét về “Phần con chung”, nhưng phần quyết định của Bản án phúc thẩm lại quyết định cả “Về quan hệ hôn nhân, về tài sản, nợ chung” là không đúng theo quy định tại Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
[2] Về sự có mặt của đương sự: Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thấy rằng: Trước khi xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm đã tống đạt các thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm cho anh Nguyễn Hữu P qua dịch vụ bưu chính (thể hiện tại các phiếu báo phát - bút lục số 83, 84, 86). Anh Nguyễn Hữu P không nhận được các văn bản tố tụng nêu trên là do lỗi của Bưu điện huyện K (tại Công văn số 23/BĐH.KRP ngày 25/9/2018, Bưu điện huyện K xác nhận do ông Nguyễn Thanh T1 nhân viên bưu tá phát nhầm cho người khác cùng tên P ở thôn H - bút lục số 102). Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm xét xử vắng mặt anh Nguyễn Hữu P là thực hiện đúng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
[3] Về nội dung: Về việc nuôi con chung: Quá trình giải quyết vụ án chị Phạm Thị Kiều K và anh Nguyễn Hữu P đều có nguyện vọng xin được nuôi cháu Nguyễn Đắc T, sinh ngày 30/11/2016. Khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Trong vụ án này, chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng, chị Phạm Thị Kiều K tự ý về nhà bố mẹ đẻ sinh sống, bỏ lại cháu T mới được 04 tháng tuổi cho anh Nguyễn Hữu P nuôi dưỡng. Tại các Biên bản xác minh cùng ngày 23/01/2018 (bút lục số 19, 20, 24), Ban tự quản thôn và Chi hội phụ nữ thôn H, xã E, huyện K xác nhận: “Anh Nguyễn Hữu P nuôi dưỡng, chăm sóc cháu Nguyễn Đắc T rất tốt. Anh P có việc làm tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ N, thu nhập ổn định, hoàn toàn đủ điều kiện để nuôi cháu T”. Mặc dù, khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Con dưới 36 tháng tuổi phải giao cho mẹ trực tiếp nuôi...”, nhưng chị K đã không nuôi cháu T từ khi cháu được 04 tháng tuổi. Hiện tại, cháu T đã quen với điều kiện, môi trường sống và được anh P nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo trong điều kiện tốt nhất; nếu giao cháu T cho chị K nuôi dưỡng sẽ gây sự xáo trộn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cháu. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét một cách toàn diện, tiếp tục giao cháu T cho anh P trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc là có căn cứ. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm giao cháu T cho chị K nuôi dưỡng là không phù hợp, chưa xem xét đầy đủ đến quyền và lợi ích hợp pháp về mọi mặt của cháu T.
[4] Về việc cấp dưỡng nuôi con: Tại phiên tòa sơ thẩm, anh Nguyễn Hữu P không yêu cầu cấp dưỡng, còn chị Phạm Thị Kiều K có ý kiến: “Nếu Tòa án giao con cho anh P nuôi dưỡng, chị tự nguyện cấp dưỡng 1.000.000 đồng/tháng”. Thu nhập của chị Phạm Thị Kiều K là 6.000.000 đồng/tháng, do đó mức cấp dưỡng mà chị K tự nguyện là phù hợp.
[5] Đối với việc nuôi con chung sau khi ly hôn: Nếu chị Phạm Thị Kiều K có đủ căn cứ cho rằng anh Nguyễn Hữu P không còn đủ điều kiện nuôi con chung hoặc ngược đãi con chung, thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con, cũng như thay đổi mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng nuôi con chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?