Áp dụng mức lương cơ sở mới theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT như thế nào?
- Mức lương cơ sở mới theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là bao nhiêu?
- Áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và người tham gia bảo hiểm y tế gồm những gì?
Mức lương cơ sở mới theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
3. Tiếp tục thực hiện cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đối với các cơ quan, đơn vị đang thực hiện các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương được cấp có thẩm quyền quy định đối với một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cho tới khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII; mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân năm 2022 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương theo ngạch, bậc khi nâng bậc, nâng ngạch).
4. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo như quy định trên, mức lương cơ sở mới từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 là 1.800.000 đồng/tháng.
Áp dụng mức lương cơ sở mới theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT như thế nào? (Hình từ Internet)
Áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT như thế nào?
Tại Công văn 4082/BYT-BH năm 2023, có hướng dẫn về việc áp dụng mức lương cơ sở mới theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP như sau:
(1) Về mức hưởng BHYT 100% theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hoặc trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2023 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2023:
Chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở: tương đương thấp hơn 270.000 đồng (Hai trăm bảy mươi nghìn đồng).
(2) Về mức thanh toán trực tiếp theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP từ 01/7/2023 hoặc trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2023 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2023:
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh:
Số tiền tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 270.000 đồng (Hai trăm bảy mươi nghìn đồng).
- Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
Số tiền tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 900.000 đồng (Chín trăm nghìn đồng).
- Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
Số tiền tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 1.800.000 đồng (Một triệu tám trăm nghìn đồng).
- Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.
Số tiền tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở: tương đương tối đa không quá 4.500.000 đồng (Bốn triệu năm trăm nghìn đồng).
(3). Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BYT:
- Trường hợp người bệnh vào viện từ ngày 01/7/2023: tương đương không vượt quá 81.000.000 đồng (Tám mươi mốt triệu đồng).
- Trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2023 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2023: Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật được xác định theo thời điểm kết thúc dịch vụ kỹ thuật, cụ thể:
+ Trước ngày 01/7/2023: Áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP tương đương không vượt quá 67.050.000 đồng (Sáu mươi bảy triệu không trăm năm mươi nghìn đồng).
+ Từ ngày 01/7/2023: Áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP tương đương không vượt quá 81.000.000 đồng (Tám mươi mốt triệu đồng).
(4). Từ 01/7/2023 và trường hợp người bệnh vào viện hoặc bắt đầu đợt điều trị trước ngày 01/7/2023 nhưng ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị từ ngày 01/7/2023
Thì số tiền cùng chi trả chi phí KCB BHYT trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở để xác định quyền lợi không cùng chi trả theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP lớn hơn số tiền được xác định như sau:
Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và người tham gia bảo hiểm y tế gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp
1. Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
a) Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
b) Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
2. Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Theo như quy định trên, hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội và người tham gia bảo hiểm y tế gồm thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân; giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán; hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?