Áp dụng pháp luật như thế nào khi thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực trước ngày 01/7/2016?
Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực trước ngày 01/7/2016?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 quy định như sau:
Điều 1
Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):
...
3. Đối với những bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã có hiệu lực pháp luật mà bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;
Theo như quy định trên thì sẽ áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 khi thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thảm những bản án, quyết định dân sự bị kháng nghị trước ngày 01/7/2016 vẫn chưa được giải quyết.
Theo đó, những bản án, quyết định dân sự bị kháng nghị trước ngày 01/7/2016 và đã được giải quyết theo thủ tục giám đốc thảm, tái thẩm thì sẽ áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2004.
Áp dụng pháp luật như thế nào khi thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực trước ngày 01/7/2016? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực được quy định thế nào?
Theo Điều 337 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thẩm quyền giám đốc thẩm
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị như sau:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
b) Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
2. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
b) Toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
3. Những vụ án có tính chất phức tạp quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này là những vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất;
b) Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau;
c) Việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao xem xét, quyết định việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự cùng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
Như vậy, thẩm quyền giám đốc thẩm bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực được thực hiện theo quy định trên.
Quyết định giám đốc thẩm bản ản, quyết định dân sự đã có hiệu lực phải có những nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 348 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quyết định giám đốc thẩm
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa giám đốc thẩm;
b) Họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử;
c) Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
3. Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).
Như vậy, quyết định giám đốc thẩm bản ản, quyết định dân sự đã có hiệu lực sẽ có những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa giám đốc thẩm;
- Họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử;
- Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm;
- Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
- Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
- Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
- Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
- Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
- Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
- Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?