Bác Hồ mất năm bao nhiêu? Ngày mất của bác Hồ? Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) như thế nào?

Tôi muốn hỏi Bác Hồ mất năm bao nhiêu? Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) như thế nào? - câu hỏi của chị H.Q (Sa Đéc).

Bác Hồ mất năm bao nhiêu?

Xem thêm: Bác ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Trên con tàu nào? Lúc này Bác bao nhiêu tuổi?

Bài viết dưới đây sẽ sơ lược về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) đồng thời cung cấp thông tin về câu hỏi Bác Hồ mất năm bao nhiêu.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc)

- Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Bác Hồ mất vào năm 1969, cụ thể mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

Bác Hồ mất năm bao nhiêu? Ngày mất của bác Hồ? Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) như thế nào?

Bác Hồ mất năm bao nhiêu? Ngày mất của bác Hồ? Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) như thế nào?

Sơ lược tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

- Ngày 3-6-1911: Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa.

- Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua.

- Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922).

- Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân.

- Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam.

- Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

- Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

- Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

- Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

- Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

- Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

- Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

- Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

- Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

- Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Trên đây là sơ lược về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) đồng thời giải đáp được câu hỏi Bác Hồ mất năm bao nhiêu.

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?

Căn cứ Mục 1 Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 có nêu rõ về việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh như sau:

- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân, đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên.

- Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

- Tiếp tục làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Vì độc lập vì tự do Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào trong Thư chúc mừng năm mới đồng bào và chiến sỹ cả nước nhân dịp đầu năm nào?
Pháp luật
Bác Hồ mất năm bao nhiêu? Ngày mất của bác Hồ? Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) như thế nào?
Pháp luật
7 nội dung tuyên truyền Kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, 55 năm Ngày mất của Người?
Pháp luật
Triển lãm Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ diễn ra ở đâu? Thẩm quyền tổ chức thuộc về ai?
Pháp luật
Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969 xem ở đâu? Kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Bác được tổ chức ở đâu?
Pháp luật
Tổ chức lễ Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu? Hướng dẫn nội dung tuyên truyền?
Pháp luật
Tuyên truyền kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh những nội dung nào? Có những hoạt động nào trong ngày kỷ niệm?
Pháp luật
Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước có phải là một ngày lễ lớn của đất nước không?
Pháp luật
Kỷ niệm 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5 tháng 6 có đúng không? Ngày này người lao động có được nghỉ làm hay không?
Pháp luật
Lịch viếng lăng Bác Hồ năm 2024? Có tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 19/5 không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
148,117 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chủ tịch Hồ Chí Minh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào