Bậc lương Chuyên viên chính 2024 là bao nhiêu? Mức lương Chuyên viên chính từ 01/7/2024 ra sao?
Bậc lương Chuyên viên chính 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Chuyên viên chính được xếp vào Công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1).
Theo đó, bậc lương Chuyên viên chính bao gồm có 08 bậc tương ứng với hệ số lương như sau:
- Bậc 1: 4,40
- Bậc 2: 4,74
- Bậc 3: 5,08
- Bậc 4: 5,42
- Bậc 5: 5,76
- Bậc 6: 6,10
- Bậc 7: 6,44
- Bậc 8: 6,78
Tuy nhiên, dự kiến, bậc lương Chuyên viên chính nêu trên sẽ chỉ áp dụng đến hết ngày 30/06/2024, sau đó sẽ thực hiện xếp lương Chuyên viên chính theo chính sách cải cách tiền lương mới tại Nghị quyết 27-NQ/CP năm 2018.
Bậc lương Chuyên viên chính 2024 là bao nhiêu? Mức lương Chuyên viên chính từ 01/7/2024 ra sao?
Mức lương Chuyên viên chính từ 01/7/2024 thay đổi ra sao?
Căn cứ theo Nghị quyết 104/2023/QH15, việc cải cách tiền lương sẽ được thực hiện từ 01/7/2024 cùng với công tác điều chỉnh tiền lương hưu, chính sách an sinh xã hội.
Theo đó, đối với Chuyên viên chính nói riêng và công chức nói chung sẽ có 02 bảng lương:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm);
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức áp dụng chung đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Các yếu tố xây dựng bảng lương công chức mới như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Không áp dụng bảng lương công chức đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp).
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Cơ cấu tiền lương mới bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn đối với Chuyên viên chính chuyên ngành hành chính là gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BNV, Chuyên viên chính chuyên ngành hành chính là ông chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao về một hoặc một số lĩnh vực quản lý nhà nước trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, chịu trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chính sách hoặc thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trên địa bàn từ cấp huyện trở lên.
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn của Chuyên viên chính chuyên ngành hành chính được xác định theo khoản 3, khoản 4 Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BNV được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNV.
Cụ thể như sau:
Ngạch Chuyên viên chính
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý;
b) Có khả năng tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, dự án, chương trình hành động và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác;
c) Nắm được tình hình và xu thế phát triển của ngành, lĩnh vực công tác trong nước và thế giới; có khả năng tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý;
d) Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
...
Như vậy, công chức giữ chức danh chuyên viên chính chuyên ngành hành chính phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?