Bác sĩ được hưởng các khoản tiền lương nào sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27?
Bác sĩ được hưởng các khoản tiền lương nào sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27?
(1) Đối với bác sĩ là viên chức
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 có đưa ra nội dung cải cách về thiết kế cơ cấu tiền lương mới đối với bác sĩ (khu vực công) như sau:
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, cơ cấu tiền lương của bác sĩ khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ như sau:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương):
Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương):
+ Tiếp tục được hưởng các loại phụ cấp gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp lưu động.
+ Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề).
+ Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì khoản tiền lương của bác sĩ (khu vực công) sẽ gồm có các khoản như sau:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương).
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
(2) Đối với bác sĩ không là viên chức
Đối với bác sĩ làm việc tại các bệnh viện tư không phải là viên chức trong khu vực công thì theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 khoản tiền lương của bác sĩ sẽ được thực hiện như người lao động trong doanh nghiệp.
Bác sĩ (người lao động) và người sử dụng lao động sẽ thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động.
Bác sĩ được hưởng các khoản tiền lương nào sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27? (Hình từ internet)
Lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó, công thức tính lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Như vậy bảng lương của bác sĩ làm trong cơ sở y tế công lập gồm có:
Hệ số lương | Chức danh nghề nghiệp | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
Từ 6,20 đến 8,00 | Bác sĩ cao cấp | 11.160.000 đến 14.400.000 |
Từ 4,40 đến 6,78 | Bác sĩ chính | 7.920.000 đến 12.204.000 |
Từ 2,34 đến 4,98 | Bác sĩ | 4.212.000 đến 8.964.000 |
Quan điểm chỉ đạo cải cách tiền lương ra sao?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập đến quan điểm chỉ đạo cải cách tiền lương như sau:
- Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
- Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
- Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
- Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?