Bãi bỏ 07 văn bản phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Quyết định 1588/QĐ-BGTVT?
Bãi bỏ 07 văn bản phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Quyết định 1588/QĐ-BGTVT?
Ngày 06/12/2023, Bộ Giao thông Vận tải ban hành Quyết định 1588/QĐ-BGTVT bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch covid-19.
Theo đó, tại Danh mục văn bản bãi bỏ do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1588/QĐ-BGTVT năm 2023, từ ngày 06/12/2023, các văn bản phòng chống dịch COVID-19 sau đây do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ bị bãi bỏ:
(1) Quyết định 359/QĐ-BGTVT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 3 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
(2) Quyết định 362/QĐ-BGTVT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
(3) Quyết định 372/QĐ-BGTVT năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức các chuyến bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
(4) Quyết định 1654/QĐ-BGTVT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn tạm thời về kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng không trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.
(5) Quyết định 1596/QĐ-BGTVT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.
(6) Bãi bỏ “Mục VI. Vận tải đường sắt” của Quyết định 1740/QĐ-BGTVT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành quy định tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 05 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quản dịch Covid-19.
(7) Quyết định 1811/QĐ-BGTVT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành hướng dẫn tạm thời về hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Bãi bỏ 07 văn bản phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Quyết định 1588/QĐ-BGTVT? (Hình từ internet)
Dịch Covid 19 lây truyền qua những đường nào?
Căn cứ tại Mục 2 Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2609/QĐ-BYT năm 2023 có quy định về đường lây truyền SARS-CoV-2 như sau:
Đường lây truyền SARS-CoV-2
Các bằng chứng hiện tại cho thấy vi rút lây truyền qua 3 đường sau:
2.1. Lây truyền qua giọt bắn: Vi rút thường lây lan từ các tiểu phần dịch phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi các tiểu phần dịch ô nhiễm văng bắn trực tiếp tới mắt, mũi, hoặc miệng trong các tình huống có tiếp xúc ở khoảng cách gần.
2.2. Lây truyền qua tiếp xúc: Lây nhiễm có thể xảy ra khi tay ô nhiễm do tiếp xúc với các dịch tiết, bề mặt ô nhiễm vi rút sau đó động chạm vào các vị trí nhạy cảm (mắt, mũi, miệng).
2.3. Lây truyền qua không khí: Vi rút có thể lây lan từ các tiểu phần dịch hô hấp nhỏ (hạt khí dung) phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi hít phải hạt khí dung chứa SARS-CoV-2 khí ở khoảng cách gần. Vi rút cũng có thể lây lan ở những nơi thông khí kém hoặc ở nơi đông người, nơi có thực hiện các thủ thuật chăm sóc đường thở có tạo khí dung... do các giọt khí dung mang vi rút lơ lửng trong không khí và có thể phát tán trong phạm vi rộng hay còn gọi là lây truyền qua không khí trong phạm vi rộng.
Như vậy, SARS-CoV-2 có khả năng lây từ người sang người và được gọi là dịch COVID-19. SARS-CoV-2 (dịch Covid 19) lây truyền qua 3 đường như sau:
(1) Lây truyền qua giọt bắn
(2) Lây truyền qua tiếp xúc
(3) Lây truyền qua không khí.
Các biện pháp chống dịch đối với ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 là gì?
Căn cứ tại Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 có nêu rõ các biện pháp chống dịch đối với ca bệnh nghi ngờ như sau:
- Yêu cầu người nghi ngờ mắc bệnh thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân:
+ Tự theo dõi sức khỏe.
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác hoặc khi ra khỏi nơi lưu trú.
+ Hạn chế tiếp xúc với người khác.
+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc.
- Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có biểu hiện bệnh nặng hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người cao tuổi; người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch; những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch; phụ nữ có thai) nên được làm xét nghiệm sớm để chẩn đoán xác định.
- Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú: cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Người nghi ngờ mắc bệnh: nếu tự xét nghiệm và có kết quả dương tính thì cần thông báo cho Trạm Y tế xã, phường nơi lưu trú để được hướng dẫn và trợ giúp.
- Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023
- Quyết định 2609/QĐ-BYT năm 2023
- Quyết định 1811/QĐ-BGTVT năm 2021
- Quyết định 1740/QĐ-BGTVT năm 2021
- Quyết định 1596/QĐ-BGTVT năm 2021
- Quyết định 1654/QĐ-BGTVT năm 2021
- Quyết định 372/QĐ-BGTVT năm 2022
- Quyết định 362/QĐ-BGTVT năm 2022
- Quyết định 359/QĐ-BGTVT năm 2022
- Quyết định 1588/QĐ-BGTVT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?