Bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học?
- Bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học?
- Bãi bỏ quy định về bằng cấp và thâm niên công tác đối với kiểm định viên chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp?
- Việc tuyển chọn kiểm định viên chất lượng giáo dục được thực hiện thế nào?
Bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học?
Căn cứ vào Điều 22 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viện kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp và bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng có đào tạo giáo viên; Giám đốc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Theo đó, Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT sẽ bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại Thông tư 60/2012/TT-BGDĐT quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục.
Bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học?
Bãi bỏ quy định về bằng cấp và thâm niên công tác đối với kiểm định viên chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 60/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn kiểm định viên
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Về trình độ chuyên môn:
a) Có bằng đại học trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;
b) Có bằng thạc sĩ trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
3. Về thâm niên công tác:
a) Là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục mầm non, phổ thông từ 5 năm trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông;
b) Là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc làm công tác quản lý giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên đối với kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
4. Am hiểu pháp luật, chế độ, chính sách về giáo dục.
5. Có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiểm định viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Có chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên.
7. Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ.
Theo như quy định trên, hiện nay để đáp ứng được các tiêu chuẩn của kiểm định viên chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thì cá nhân phải có bằng thạc sĩ trở lên và phải là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục hoặc đã từng là giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, có thời gian giảng dạy hoặc công tác quản lý giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên.
Tuy nhiên, như đã đề cập đến ở nội dung trên, trong thời gian tới sẽ bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại Thông tư 60/2012/TT-BGDĐT.
Do đó, thời gian tới, quy định về bằng cấp, thâm niên công tác đối với kiểm định viên chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp sẽ bị bãi bỏ.
Việc tuyển chọn kiểm định viên chất lượng giáo dục được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 60/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Các bước tuyển chọn kiểm định viên
1. Bước 1: Hằng năm, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục xây dựng kế hoạch tuyển chọn kiểm định viên, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
2. Bước 2: Căn cứ kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thông báo kế hoạch tuyển chọn kiểm định viên, tiếp nhận hồ sơ đăng ký, tổ chức xét duyệt hồ sơ và công bố danh sách những ứng viên đủ điều kiện dự tuyển trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Bước 3: Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thành lập Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên.
4. Bước 4: Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên tổ chức kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển. Điểm phỏng vấn hoặc thực hành được tính theo thang điểm 100.
5. Bước 5: Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên xác định người trúng tuyển. Người trúng tuyển phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 của Quy định này;
b) Có điểm kiểm tra, sát hạch từ 50 điểm trở lên;
c) Kết quả tuyển chọn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu. Trường hợp có từ 2 người trở lên có điểm kiểm tra, sát hạch bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng quyết định tuyển chọn theo thứ tự ưu tiên: Người có trình độ chuyên môn cao hơn; người có thâm niên công tác trong ngành giáo dục nhiều hơn; người có chứng chỉ hoặc văn bằng trình độ ngoại ngữ ở cấp độ cao hơn; nếu không chọn được người trúng tuyển theo chỉ tiêu cuối cùng thì Chủ tịch Hội đồng báo cáo Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục quyết định;
d) Không thực hiện việc bảo lưu kết quả cho các kỳ tuyển chọn lần sau.
6. Bước 6: Thông báo kết quả:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, sát hạch, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên phải niêm yết công khai kết quả tuyển chọn tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả tuyển chọn kiểm định viên, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả sát hạch và tuyển chọn. Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả chấm phúc khảo trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.
7. Bước 7: Sau khi thực hiện các quy định từ khoản 1 đến khoản 6 của Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kiểm định viên lập danh sách các ứng viên được tuyển chọn trình Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ra quyết định tuyển chọn kiểm định viên; niêm yết công khai danh sách tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả tuyển chọn kiểm định viên.
Như vậy, việc tuyển chọn kiểm định viên chất lượng giáo dục được thực hiện theo 7 bước như trên.
Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?