Bài phát biểu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 ý nghĩa? Bài phát biểu Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024?
Bài phát biểu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 ý nghĩa? Bài phát biểu Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024?
>> Xem thêm: Bài viết kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 ý nghĩa?
>> Xem thêm: Lời chúc kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024 ý nghĩa
>> Xem thêm: Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 9h sáng 10/10/2024
>> Điểm bắn pháo hoa 10 10 Hà Nội kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
>> Mẫu diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2024
Bài phát biểu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 ý nghĩa (Bài phát biểu Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024) như sau:
Bài phát biểu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 ý nghĩa (Bài phát biểu Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024) BÀI 1 Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị khách quý, Hôm nay, chúng ta tụ họp tại đây để kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, một dấu mốc lịch sử không thể nào quên trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Ngày 10 tháng 10 năm 1954, quân và dân Hà Nội đã giải phóng Thủ đô, đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ dài nô lệ, mở ra trang sử mới cho đất nước, cho Thủ đô yêu dấu của chúng ta. Kính thưa quý vị, Bảy mươi năm đã trôi qua kể từ ngày lịch sử ấy, Thủ đô Hà Nội đã trải qua bao thăng trầm, nhưng với lòng kiên trung, bất khuất, chúng ta đã vượt qua mọi thử thách để xây dựng một Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại và đậm đà bản sắc văn hóa. Hôm nay, khi nhìn về Thủ đô của chúng ta, chúng ta không chỉ thấy những công trình kiến trúc đồ sộ, những con đường tấp nập, mà còn cảm nhận được tinh thần đoàn kết, sáng tạo của nhân dân. Ngày hôm nay không chỉ là dịp để chúng ta tưởng nhớ đến những hy sinh của các thế hệ cha ông, mà còn là dịp để mỗi chúng ta tự hào về những gì mà Hà Nội đã đạt được. Chúng ta hãy cùng nhau khẳng định trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, và tiếp tục xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển, giàu mạnh hơn. Thưa các đồng chí, Trước bối cảnh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, chúng ta phải chủ động thích ứng, sáng tạo để không chỉ giữ vững vị thế của Hà Nội mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng sống của người dân. Chúng ta cần xây dựng một Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững, nơi mà mọi người dân đều có cơ hội phát triển và hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp. Mọi người Việt Nam chúng ta, ai ai cũng rất đỗi tự hào về Tổ quốc, về nhân dân và về Thủ đô Hà Nội vô vàn yêu quý. Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ - kết tinh - lan toả những giá trị cao quý của dân tộc Việt Nam. Niềm tự hào đó luôn gắn với ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả trong giai đoạn cách mạng mới, trước hết là của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Hà Nội. ...Xem tiếp... TẢI VỀ BÀI 1 BÀI 2 Kính thưa đồng chí ..............................., Thưa các vị khách quý, Thưa các vị đại biểu, Thưa đồng chí, đồng bào Thủ đô và nhân dân cả nước. Hôm nay, trong niềm phấn khởi và tự hào, chúng ta họp mặt tại đây long trọng kỷ niệm xx năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/20xx) - một sự kiện trọng đại và vinh quang trong lịch sử ngàn năm văn hiến và anh hùng của Thăng Long - Hà Nội. Thay mặt Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm, tôi xin gửi tới ..............các vị đại biểu, đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài lời chào mừng nồng nhiệt và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Trong giờ phút thiêng liêng và trang trọng này, với niềm xúc động và biết ơn vô hạn, chúng ta thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Chúng ta tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và Thủ đô yêu dấu. Thưa các vị đại biểu, Kính thưa quý vị, Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi hào hùng của quân và dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc ngoại xâm để cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng vô song về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Vinh quang này, thắng lợi này trước hết thuộc về nhân dân Việt Nam anh hùng, của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Chúng ta tự hào về lực lượng vũ trang anh hùng. ...Xem tiếp... TẢI VỀ BÀI 2 |
Bài phát biểu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 ý nghĩa? Bài phát biểu Ngày Giải phóng Thủ đô 10 10 2024? (Hình từ Internet)
Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục II Hướng dẫn 126-HD/BTGTW năm 2023 quy định các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô như sau:
- Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm trên đường Bắc Sơn: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
- Tổ chức Lễ kỷ niệm:
+ Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội.
+ Đọc diễn văn kỷ niệm: Đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày.
+ Đơn vị thực hiện: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
- Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động “đền ơn, đáp nghĩa”, tuyên dương và gặp mặt công dân ưu tú của Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
- Tổ chức các triển lãm về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
- Tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
- Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, nhất là các di tích gắn với sự kiện giải phóng Thủ đô phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử và phát triển du lịch: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.
- Xây dựng phim tài liệu tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.
- Tổ chức Cuộc thi sáng tác kịch bản các thể loại phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình theo chủ đề tuyên truyền: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan thực hiện.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn; chủ trì, phối hợp với thành phố Hà Nội biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền về sự kiện.
Ngày 10 tháng 10 Ngày Giải phóng Thủ đô có phải ngày lễ lớn hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên thì các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 10 tháng 10 Ngày Giải phóng Thủ đô không nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?