Ban chấm thi tự luận, ban chấm thẩm định bài thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm trong kỳ thi nghề phổ thông năm 2022 tại Hà Nội được hỗ trợ bao nhiêu?
- Chi tiết mức chi trả cho ban chấm thi tự luận, thẩm định bài thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm trong kỳ thi nghề phổ thông tại Hà Nội là bao nhiêu?
- Quy định về mức chi ban chấm thi, ban chấm thẩm định bài thi như thế nào?
- Quy định mức chi đối với công tác chấm bài thi tự luận, bài thi nói và bài thi thực hành, bài thi tin học như thế nào?
Chi tiết mức chi trả cho ban chấm thi tự luận, thẩm định bài thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm trong kỳ thi nghề phổ thông tại Hà Nội là bao nhiêu?
Căn cứ Mục 10, Mục 11 Biểu số 04 - Phụ lục 01 ban hành kèm theo Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND đối với kỳ thi nghề phổ thông quy định về các mức chi trả cho ban chấm thi tự luận, thẩm định bài thi tự luận, chấm trắc nghiệm như sau:
Như vậy, mức chi trả cho ban chấm thi tự luận, thẩm định bài thi tự luận, chấm trắc nghiệm được quy định như sau:
Ban chấm thi tự luận, ban chấm thẩm định bài thi tự luận được chi trả như sau:
Trưởng ban: 514.000 đồng/người/ngày
Các Phó trưởng ban: 429.000 đồng/người/ngày
Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên: 360.000 đồng/người/ngày
Chấm bài thi tự luận (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định): 403.000 đồng/người/ngày
Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ: 197.000 đồng/người/ngày
Chấm thi trắc nghiệm được chi trả như sau:
Trưởng ban: 514.000 đồng/người/ngày
Các Phó trưởng ban: 429.000 đồng/người/ngày
Các ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên: 360.000 đồng/người/ngày
Chấm bài thi Trắc nghiệm (Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải hoàn thành trong một ngày theo quy định): 403.000 đồng/người/ngày
Công an, bảo vệ, y tế, phục vụ: 197.000 đồng/người/ngày
Ban chấm thi tự luận, ban chấm thẩm định bài thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm trong kỳ thi nghề phổ thông năm 2022 tại Hà Nội được hỗ trợ bao nhiêu? (Hình từ internet)
Quy định về mức chi ban chấm thi, ban chấm thẩm định bài thi như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 8 Thông tư 69/2021/TT-BTC quy định về mức chi ban chấm thi, ban chấm thẩm định bài thi như sau:
"Điều 8. Quy định về mức chi
1. Chi phí theo thực tế để chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi
a) Chi thuê địa điểm làm việc cho Hội đồng ra đề thi, Hội đồng in sao đề thi (nếu có);
b) Chi thuê địa điểm thi, địa điểm chấm thi (nếu có);
c) Chi thuê phòng học, phòng thí nghiệm; thuê phương tiện đi thực tế, thực hành cho việc tập huấn các dội dự tuyển quốc gia để tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế;
d) Chi mua, thuê, vận chuyển, lắp đặt, gia công, kiểm tra các dụng cụ, hóa chất, nguyên vật liệu, trang thiết bị, mẫu vật thực hành, vật tư, văn phòng phẩm phục vụ ra đề thi, in sao đề thi, tổ chức thi, chấm thi, tập huấn các đội tuyển và tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực; chi in ấn các tài liệu, giấy chứng nhận, thẻ phục vụ công tác tổ chức thi, chấm thi;
...
4. Chi tiền công cho các chức danh là thành viên của Hội đồng/Ban ra đề thi (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên, Thư ký, bảo vệ vòng trong 24h/24h; Ủy viên, Thư ký, bảo vệ vòng ngoài); Hội đồng/Ban in sao đề thi (Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên, thư ký làm việc cách ly; nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ làm việc cách ly; nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ vòng ngoài) và thành viên bộ phận vận chuyển đề thi; Ban chỉ đạo thi (Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Ủy viên; Thư ký; nhân viên phục vụ); Hội đồng thi (Chủ tịch; Phó Chủ tịch; Ủy viên); Ban Thư ký Hội đồng thi (Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Ủy viên); Hội đồng/Ban coi thi (Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Ủy viên, thư ký, giám thị; Công an, bảo vệ); Ban/Tổ làm phách (Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Ủy viên, thư ký, nhân viên phục vụ, bảo vệ làm việc cách ly; nhân viên phục vụ, bảo vệ vòng ngoài); Hội đồng/Ban chấm thi tự luận, Hội đồng/Ban phúc khảo tự luận, Hội đồng/Ban chấm thẩm định bài thi (Trưởng ban; Phó Trưởng ban; Ủy viên, thư ký, kỹ thuật viên; nhân viên phục vụ, công an, bảo vệ): Áp dụng cách thức tính toán tiền công theo ngày cho từng chức danh nhưng không phân biệt trình độ đào tạo và thâm niên công tác theo mức lương quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH)."
Như vậy, quy định về mức chi Ban chấm thi, Ban chấm thẩm định bài thi là những mức chi được quy định như trên.
Quy định mức chi đối với công tác chấm bài thi tự luận, bài thi nói và bài thi thực hành, bài thi tin học như thế nào?
Căn cứ khoản 10 Điều 8 Thông tư 69/2021/TT-BTC quy định về mức chi đối với công tác chấm bài thi tự luận, bài thi nói và bài thi thực hành, bài thi tin học được quy định như sau:
"Điều 8. Quy định về mức chi
...
10. Tiền công chấm bài thi tự luận, bài thi nói và bài thi thực hành, bài thi tin học đối với thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển quốc gia; tiền công chấm thi, chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm; tiền công chấm phúc khảo bài thi tự luận tốt nghiệp trung học phổ thông, chấm thẩm định bài thi tự luận tốt nghiệp trung học phổ thông, chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia, chấm phúc khảo bài thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực (nếu có); Áp dụng cách thức tính toán tiền công theo ngày cho người chấm thi nhưng không phân biệt trình độ đào tạo và thâm niên công tác theo mức lương quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH. Số lượng bài thi mỗi cán bộ chấm thi phải chấm hoàn thành trong một ngày theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương."
Như vậy, mức chi đối với công tác chấm bài thi tự luận, bài thi nói và bài thi thực hành, bài thi tin được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?