Ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 gồm những ai? Thành phần Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác ra sao?
Ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 gồm những ai?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT về ban coi thi như sau:
Ban Coi thi
1. Thành phần: Trưởng ban do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm; Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo phòng Quản lý thi của sở GDĐT, các Phó Trưởng ban khác là lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo một số phòng thuộc sở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông; các ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng của sở GDĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.
Như vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, ban coi thi bao gồm:
- Trưởng ban do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm;
- Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo phòng Quản lý thi của sở GDĐT, các Phó Trưởng ban khác là lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo một số phòng thuộc sở GDĐT và Hiệu trưởng trường phổ thông;
- Các ủy viên, thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các phòng của sở GDĐT, lãnh đạo và giáo viên trường phổ thông.
Ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 gồm những ai? Thành phần Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác ra sao? (Hình từ Internet)
Ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có những trách nhiệm và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, ban coi thi tốt nghiệp THPT năm 2023 có những trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Trưởng ban Coi thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về công tác coi thi; có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi, quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêm phong cho cán bộ coi thi, quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi;
- Phó Trưởng ban Coi thi, ủy viên và thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban Coi thi.
Thành phần Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT, giám đốc sở GDĐT căn cứ số lượng thí sinh ĐKDT tại Hội đồng thi và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi.
Cụ thể, thành phần Điểm thi bao gồm:
- Trưởng Điểm thi là lãnh đạo trường phổ thông;
- 01 Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn của cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất;
Các Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn đến từ trường phổ thông khác;
- Thư ký Điểm thi là Thư ký Hội đồng thi hoặc giáo viên trường phổ thông;
- Cán bộ coi thi là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh;
- Cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi;
- Nhân viên y tế, công an (hoặc kiểm soát viên quân sự trong trường hợp đặc biệt).
Theo đó, so với quy định hiện nay, kiểm soát viên quân sự chỉ trở thành thành viên của Điểm thi trong trường hợp đặc biệt.
Ngoài ra, còn một số quy định khác về Trưởng Điểm thi, Phó Trưởng Điểm thi như sau:
- Trưởng Điểm thi và Phó Trưởng Điểm thi không cùng thuộc một trường phổ thông; mỗi phòng thi bảo đảm bố trí hai cán bộ coi thi ở hai trường phổ thông khác nhau; mỗi cán bộ giám sát phòng thi thực hiện giám sát không quá 03 (ba) phòng thi trong cùng một dãy phòng thi;
Trưởng Điểm thi, Phó trưởng Điểm thi (không phụ trách cơ sở vật chất), cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi không được làm nhiệm vụ tại Điểm thi có học sinh lớp 12 của trường mình dự thi trong năm tổ chức kỳ thi;
- Trưởng Điểm thi quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về công tác coi thi tại Điểm thi, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Trưởng ban Coi thi và Chủ tịch Hội đồng thi;
- Phó Trưởng Điểm thi, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác làm nhiệm vụ tại Điểm thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng Điểm thi;
- Để thực hiện các công việc của Điểm thi, lãnh đạo Điểm thi được sử dụng con dấu của trường phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi.
Làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh dự thi ra sao?
Hiện nay, việc làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh dự thi được quy định tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:
- Căn cứ dữ liệu thí sinh đăng ký dự thi, Ban Thư ký Hội đồng thi hoàn thành danh sách thí sinh (kể cả danh sách ảnh của thí sinh) của từng phòng thi; làm Thẻ dự thi; xác định địa điểm làm thủ tục dự thi cho thí sinh.
- Trong ngày làm thủ tục dự thi, Trưởng Điểm thi phân công các thành viên tại Điểm thi hướng dẫn thí sinh làm thủ tục dự thi, phổ biến Quy chế thi; xác nhận nhũng sai sót về thông tin của thí sinh trong Phiếu đăng ký dự thi và chuyển những thông tin này cho Ban Thư ký Hội đồng thi xem xét, cập nhật vào phần mềm quản lý thi.
Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 09/05/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?