Ban giám sát đầu tư cộng đồng do cơ quan nào thành lập? Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng ra sao?
Ban giám sát đầu tư cộng đồng do cơ quan nào thành lập?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng.
Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã:
a) Chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn;
b) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn và thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện;
c) Hướng dẫn Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật và Nghị định này; hỗ trợ Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các Báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
d) Hướng dẫn, động viên cộng đồng tích cực thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của Nghị định này;
đ) Xác nhận các văn bản phản ánh, kiến nghị của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì thành lập. Thành phần của Ban ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư, đồng thời hỗ trợ Ban giám sát trong công tác liên lạc thông tin, lập và gửi các báo cáo.
Ban giám sát đầu tư cộng đồng do cơ quan nào thành lập? Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng ra sao?
Ban giám sát đầu tư cộng đồng có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 87 Nghị định 29/2021/NĐ-CP thì Ban giám sát đầu tư cộng đồng có trách nhiệm như sau:
- Tổ chức, tiến hành giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.
- Tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi đến cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Tiếp nhận và thông tin lại cho công dân biết được câu trả lời của các cơ quan quản lý về các kiến nghị của mình.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.
Dự án quy mô nhỏ có bắt buộc thành lập Ban giám sát đầu tư cộng đồng không?
Căn cứ theo Điều 74 Luật Đầu tư công 2019 quy định về giám sát của cộng đồng.
Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Các chương trình, dự án chịu sự giám sát của cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng và phản biện xã hội.
2. Cơ quan chủ quản tham khảo, giải trình, tiếp thu ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án đối với việc quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư theo quy định của pháp luật.
.....
Căn cứ theo khoản 1 Điều 85 Nghị định 29/2021/NĐ-CP về quyền giám sát đầu tư của công cộng.
Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Đầu tư công và Nghị định này
.....
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư công 2019 quy định về trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng
Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này;
b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;
c) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.
......
Căn cứ theo quy định trên, các dự án đều phải chịu sự giám sát của cộng đồng. Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư công cộng do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập.
Tuy nhiên các dự án này phải là dự án đầu tư công - dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công (vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư) thì mới phát sinh việc thành lập Ban giám sát, cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể nêu trên.
Như vậy, đối với dự án quy mô nhỏ nhưng thuộc dự án đầu tư công thì bắt buộc thành lập Ban giám sát đầu tư cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?