Ban quản lý chung cư có phải bồi thường trong trường hợp hộ dân bị trộm cắp tài sản khi tiến hành thu phí an ninh hàng tháng hay không?
Thu phí an ninh trật tự hàng tháng, ban quản lý chung cư có phải bồi thường khi hộ dân bị trộm cắp tài sản?
Căn cứ tại Công văn 2091/BTC-CST năm 2008 định nghĩa về phí an ninh trật tự như sau:
Phí an ninh trật tự là khoản thu đối với các tổ chức, hộ gia đình cư trú trên địa bàn địa phương, là một trong những nguồn kinh phí của Quỹ an ninh, trật tự của địa phương, nhằm mục đích hỗ trợ thêm cho hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương của công an xã, phường, đội dân phòng, tổ tuần tra.
Căn cứ tại Danh mục các khoản phí, lệ phí được miễn ban hành kèm theo Chỉ thị 24/2007/CT-TTg và căn cứ vào Công văn 2091/BTC-CST năm 2008 quy định:
Thực hiện miễn phí an ninh trật tự cho tất cả các đối tượng đang nộp phí bao gồm: tổ chức (cơ sở sản xuất kinh doanh; đơn vị hành chính sự nghiệp), cá nhân và hộ gia đình...
Theo những quy định trên thì phí an ninh trật tự đã được miễn từ lâu. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh trật tự tại các chung cư hiện nay, Ban quản lý các khu chung cư vẫn thực hiện ký hợp đồng thỏa thuận với các hộ dân sinh sống tại chung cư về thu phí đảm bảo an ninh trật tự.
Như vậy, khi xảy ra mất trộm ở khu dân cư, nếu cơ quan điều tra xác định được người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì thủ phạm phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp tài sản không thu hồi lại được hoặc không thu hồi đầy đủ thì cần phải căn cứ vào hợp đồng ký giữa Ban quản trị tòa nhà hoặc khu dân cư và đơn vị quản lý vận hành thì mới xác định được đơn vị quản lý có trách nhiệm bồi thường gì hay không.
Ban quản lý chung cư có phải bồi thường trong trường hợp hộ dân bị trộm cắp tài sản khi tiến hành thu phí an ninh hàng tháng hay không? (Hình từ Internet)
Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm những chi phí gì?
Căn cứ tại Điều 106 Luật Nhà ở 2014 quy định:
Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
1. Việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ vào nội dung các công việc cần quản lý vận hành, dịch vụ sử dụng đối với từng loại nhà chung cư.
2. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:
a) Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở;
b) Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định.
4. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
b) Làm cơ sở để các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; trường hợp không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban
Như vậy theo quy định trên Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.
Thành phần Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu như sau:
- Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định. Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị nhà chung cư; trường hợp không được bầu làm Trưởng ban thì được tham gia làm Phó ban quản trị nhà chung cư;
- Ban quản trị của cụm nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp để cử 01 hoặc 02 đại diện làm Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.
Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong cụm nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị cụm nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư.
Mỗi tòa nhà trong cụm nhà chung cư mà chủ đầu tư còn sở hữu diện tích thì chủ đầu tư được cử đại diện tham gia làm Phó Ban quản trị của cụm, trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư của tòa nhà đó được bầu làm Trưởng ban quản trị của cụm nhà chung cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?