Bảng lương Thẩm phán 2024 là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng? Thẩm phán có được đem hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan hay không?
Bảng lương Thẩm phán 2024 là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Căn cứ theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định như sau:
1. Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát như sau:
- Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp: Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiếm tra viên cao cấp, điều tra viên cao cấp
- Loại A2 gồm: Thầm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.
- Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.
Đồng thời căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 957/NQ-UBTVQH13 năm 2015 quy định Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được hưởng chế độ lương và phụ cấp của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật hiện hành cho đến khi có chế độ lương và phụ cấp mới của Nhà nước.
Theo đó, lương Thẩm phán được xác định như sau:
- Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao: áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A3, có hệ số lương từ 6,20 đến 8,00.
- Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh: áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A2, có hệ số lương từ 4,40 đến 6,78.
- Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện: áp dụng theo hệ số lương của công chức loại A1, có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
Lương cơ sở từ 01/7/2024 sẽ là 2.340.000 triệu đồng/tháng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
Căn cứ theo Thông tư 07/2024/TT-BNV, hướng dẫn lương Thư ký Tòa án được tính bằng công thức như sau:
(Mức lương Thẩm phán tòa án thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số lương hiện hưởng) |
Như vậy, bảng lương Thẩm phán 2024 khi lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng như sau:
- Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp cao:
Bậc | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 6,20 | 14.508.000 |
Bậc 2 | 6,56 | 15.350.400 |
Bậc 3 | 6,92 | 16.192.800 |
Bậc 4 | 7,28 | 17.035.200 |
Bậc 5 | 7,64 | 17.877.600 |
Bậc 6 | 8,00 | 18.720.000 |
- Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh:
Bậc | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 4,40 | 10.296.000 |
Bậc 2 | 4,74 | 11.091.600 |
Bậc 3 | 5,08 | 11.887.200 |
Bậc 4 | 5,42 | 12.682.800 |
Bậc 5 | 5,76 | 13.478.400 |
Bậc 6 | 6,10 | 14.274.000 |
Bậc 7 | 6,44 | 15.069.600 |
Bậc 8 | 6,78 | 15.865.200 |
- Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện:
Bậc | Hệ số | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 2,34 | 5.475.600 |
Bậc 2 | 2,67 | 6.247.800 |
Bậc 3 | 3,00 | 7.020.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 7.792.200 |
Bậc 5 | 3,66 | 8.564.400 |
Bậc 6 | 3,99 | 9.336.600 |
Bậc 7 | 4,32 | 10.108.800 |
Bậc 8 | 4,65 | 10.881.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 11.653.200 |
* Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
Bảng lương Thẩm phán 2024 là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng? Thẩm phán có được đem hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan hay không? (Hình từ Internet)
Thẩm phán có được đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan hay không?
Căn cứ theo Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
Những việc Thẩm phán không được làm
1. Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
4. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
Theo đó, Thẩm phán không được đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
Thẩm phán đem hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan thì nếu không vì nhiệm vụ được giao thì có bị cách chức không?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định:
Cách chức Thẩm phán
1. Thẩm phán đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;
b) Vi phạm quy định tại Điều 77 của Luật này;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán;
đ) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Theo đó, nếu Thẩm phán đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức.
Trường hợp Thẩm phán đem hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan thì nếu không vì nhiệm vụ được giao nhưng được sự đồng ý của người có thẩm quyền thì không thuộc trường hợp cách chức Thẩm phán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?