Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước và sau cải cách tiền lương 2024 thay đổi ra sao?
Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước và sau cải cách tiền lương 2024 thay đổi ra sao?
(*) Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước cải cách tiền lương 2024
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 thì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được hưởng lương theo nhóm A3.
Theo đó, mức lương cơ sở hiện hành là 1,8 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện hành theo hệ số lương (chưa bao gồm phụ cấp) như sau:
Hệ số | Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
6,20 | 11.160.000 |
6, 56 | 11.808.000 |
6,92 | 12.456.000 |
7,28 | 13.104.000 |
7,64 | 13.752.000 |
8,00 | 14.400.000 |
(*) Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sau cải cách tiền lương 2024
Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào sáng 10/11. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất các nội dung sau về xây dựng bảng lương mới khi thực hiện cải cách tiền lương 2024:
Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Như vậy, từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện hành sẽ bị bãi bỏ hệ số lương và lương cơ sở. Do đó, sau cải cách tiền lương 2024 thì bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện hành theo hệ số lương sẽ không còn được áp dụng.
Căn cứ theo quy định tại Kết luận 35-KL/TW năm 2022 thì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được xác định là một trong những chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương trong hệ thống chính trị.
Do đó, từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ áp dụng bảng lương chức vụ.
Bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước và sau cải cách tiền lương 2024 thay đổi ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Bảng lương chức vụ được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; Nguyên tắc 2: Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Nguyên tắc 3: Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương. |
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay là bao nhiêu?
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 171/2005/QĐ-TTg như sau:
Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp (kể cả Chánh án Toà án nhân dân tối cao), Thư ký Toà án và Thẩm tra viên thuộc ngành Toà án được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề theo quy định sau đây:
1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Thư ký Toà án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Thẩm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Thẩm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
7. Thẩm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?