Bảng lương thành viên Chính phủ khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thay đổi thế nào?
Thành viên Chính phủ gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ
1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
2. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ.
Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thành viên Chính phủ gồm có Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Bảng lương thành viên Chính phủ khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thay đổi thế nào?
Bảng lương thành viên Chính phủ trước cải cách tiền lương:
Căn cứ theo quy định tại Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, quy định về bảng lương thành viên Chính phủ.
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Lương của thành viên Chính phủ sẽ được tính theo công thức như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở * Hệ số lương |
Theo đó, bảng lương thành viên Chính phủ hiện nay gồm có như sau:
- Thủ tướng Chính phủ:
- Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ:
Bảng lương thành viên Chính phủ sau cải cách tiền lương từ 01/7/2024:
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung liên quan đến cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, sẽ thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, bảng lương thành viên Chính phủ sẽ được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng như sau:
Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin thông tin chính thức về dự thảo bảng lương, bảng lương cụ thể khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 đối với các thành viên Chính phủ.
Ngoài ra, mức thu nhập của thành viên Chính phủ được tính theo công thức sau:
Mức lương = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Tiền thưởng (Nếu có) |
Bảng lương thành viên Chính phủ khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27 thay đổi thế nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ như thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 5 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ được thực hiện như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
(2) Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
(3) Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
(4) Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.
(5) Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?