Bảo đảm an ninh quốc phòng khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ bằng những nhiệm vụ nào?

"Vùng trung du và miền núi Bắc bộ có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng nước ta. Vậy trong chương trình phát triển kinh tế vùng này thì phải thực hiện nhiệm vụ gì để bảo đảm an ninh quốc phòng?" Câu hỏi của anh Minh Khang đến từ Yên Bái.

Phổ biến pháp luật với đồng bào dân tộc thiểu số trong chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ?

Căn cứ vào tiểu mục 4 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 96/NQ-CP năm 2022 đã có nội dung về phát triển văn hóa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân vùng trung du và miền núi Bắc bộ như sau:

- Quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp; củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học. Xây dựng đề án kiên cố hóa trường, lớp học tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025.

- Tập trung nguồn lực và khuyến khích xã hội hóa thực hiện các cơ chế, chính sách trợ giúp xã hội, chương trình hỗ trợ sinh kế, dịch vụ, hỗ trợ nhà ở gắn với thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

- Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 gắn với đẩy mạnh thông tin thị trường lao động. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tiếp tục thực hiện đầy đủ các cam kết với UNESCO đối với các di sản văn hóa được công nhận; bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa; giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Tăng cường công tác thông tin truyền thông, tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ các quy định của Nhà nước trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo; phổ biến giáo dục pháp luật, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm an ninh quốc phòng khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ bằng những nhiệm vụ nào?

Bảo đảm an ninh quốc phòng khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ bằng những nhiệm vụ nào? (Hình từ internet)

Đầu tư xây dựng các tuyến đường tuần tra biên giới trong chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ?

Căn cứ vào tiểu mục 5 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 96/NQ-CP năm 2022 đã có nội dung về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030 như sau:

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân.

Tuyên truyền vận động người dân tuân thủ các quy định của Nhà nước trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường giáo dục quốc phòng, an ninh, xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc.

- Tiếp tục đầu tư và xây dựng hiệu quả các khu kinh tế - quốc phòng; tăng cường đầu tư các công trình lưỡng dụng. Hoàn chỉnh Đề án “cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội” đến năm 2025 và Đề án “Quân đội tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế kết hợp quốc phòng trong tình hình mới”.

- Đầu tư xây dựng các đường tuần tra biên giới, kè bảo vệ mốc quốc giới, kè bảo vệ bờ sông, suối biên giới; đầu tư xây dựng các tuyến giao thông kết nối từ các xã biên giới vào các đồn biên phòng, đường từ đồn, trạm biên phòng ra các mốc quốc giới và đường tuần tra biên giới. Tiếp tục đầu tư và triển khai việc sắp xếp, bố trí dân cư trên tuyến biên giới.

Thực hiện hiệu quả các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển bền vững.

- Giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ, kích động biểu tình, “ly khai, tự trị” của các thế lực thù địch, phản động; kiên quyết xử lý theo quy định pháp luật các đối tượng cầm đầu, cốt cán, chống đối cực đoan; không để các đối tượng có điều kiện hoạt động; không để các thế lực bên ngoài có điều kiện can thiệp.

Tập trung đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm xuyên quốc gia, xuyên biên giới, tội phạm hình sự, tội phạm trên lĩnh vực kinh tế, ma túy, tội phạm mua bán người...

Tăng cường đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác, chiến đấu, góp phần xây dựng lực lượng Công an vùng trung du và miền núi phía Bắc chính quy, tinh nhuệ, hiện đại có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị.

Phát huy vai trò người có uy tín trong dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong giải quyết các vấn đề phức tạp, nảy sinh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội và các loại tội phạm. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân.

Như vậy, cần phải thực hiện các nhiệm vụ trên để đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ. Theo đó, sẽ đầu tư xây dựng các đường tuần tra biên giới để đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng.

Tập trung xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ?

Căn cứ vào tiểu mục 6 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 96/NQ-CP năm 2022 đã đề cập đến việc tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong chương trình phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ như sau:

- Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tăng cuờng sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nuớc của Chính phủ và các cấp chính quyền.

Phấn đấu các thôn, bản ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có đảng viên và chi bộ đảng. Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, có sự chuyển giao, kế thừa chặt chẽ giữa các thế hệ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; xây dựng và thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài.

Theo đó, cần phải tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu các thôn, bản ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đều có đảng viên và chi bộ đảng.

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảo đảm an ninh quốc phòng khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ bằng những nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Tuyên truyền về tiềm năng và vị thế của vùng trung du và miền núi Bắc bộ khi thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
2,363 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào