Bảo đảm thông tin lý lịch tư pháp luôn được cập nhật đầy đủ, kịp thời theo Nghị quyết 103/2023/QH15?
Bảo đảm thông tin lý lịch tư pháp luôn được cập nhật đầy đủ, kịp thời theo Nghị quyết 103/2023/QH15?
Ngày 23/11/2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Nghị quyết 103/2023/QH15 đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có nội dung:
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
Quốc hội cơ bản tán thành các nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị, đồng thời đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau đây:
...
3.9. Tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính
...
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tập trung xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Tập trung rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả thi hành pháp luật và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hành chính tư pháp; tăng cường xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, bảo đảm thông tin lý lịch tư pháp luôn được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Tích cực thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng và sớm đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu quốc gia. Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức. Khen thưởng, kỷ luật kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định. Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay ở cấp cơ sở.
Như vậy, bảo đảm thông tin về lý lịch tư pháp là nội dung được đề ra tại Nghị quyết 103/2023/QH15, theo đó, các thông tin lý lịch tư pháp luôn được bảo đảm cập nhật đầy đủ, kịp thời.
Ngoài ra, Nghị quyết còn chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả thi hành pháp luật và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hành chính tư pháp; tăng cường xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Bảo đảm thông tin lý lịch tư pháp luôn được cập nhật đầy đủ, kịp thời theo hướng dẫn tại Nghị quyết 103/2023/QH15? (Hình ảnh từ Internet)
Biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là những biện pháp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 111/2010/NĐ-CP thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh đối với cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
(1) Các biện pháp bảo vệ chung:
- Các biện pháp phòng, chống đột nhập, trộm cắp dữ liệu;
- Các biện pháp phòng, chống cháy, nổ; phòng, chống thiên tai.
(2) Các biện pháp bảo vệ đối với hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy:
- Xây dựng hoặc bố trí kho lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định;
- Trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản hồ sơ;
- Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với hồ sơ;
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng hồ sơ;
- Tu bổ, phục chế hồ sơ khi bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng.
(3) Các biện pháp bảo vệ đối với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử:
- Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu;
- Các biện pháp bảo đảm an ninh mạng.
Lưu trữ và xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Thông tư 06/2013/TT-BTP thì việc lưu trữ và xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được thực hiện như sau:
- Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử chỉ được đưa vào lưu trữ tại cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp khi được sự phê duyệt của người có thẩm quyền về tính chính xác, đầy đủ của thông tin theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được xóa bỏ trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong các trường hợp quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 24 Thông tư 06/2013/TT-BTP. Mã số Lý lịch tư pháp của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử đã được xóa bỏ không được dùng cho bản Lý lịch tư pháp được lập mới.
- Việc xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải được sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.
- Sau khi xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử, Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi văn bản thông báo về việc xóa bỏ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?