Bắt giữ người để đòi nợ có vi phạm pháp luật hay không? Những trường hợp bắt giữ người đúng quy định?
Bắt giữ người để đòi nợ thì có vi phạm pháp luật hay không?
Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vay tài sản như sau:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Căn cứ khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
"Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ."
Như vậy, bắt người chỉ thực hiện trong các trường hợp được pháp luật quy định, trường hợp cho vay nợ, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tuy nhiên việc đó không đồng nghĩa với việc bên cho vay có quyền được bắt bên vay vì vậy bắt người để đòi nợ là hành vi vi phạm pháp luật.
Bắt giữ người để đòi nợ có vi phạm pháp luật hay không? Những trường hợp bắt giữ người đúng quy định? (Hình từ internet)
Bắt giữ người để đòi nợ thì bị phạt như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép."
Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này."
Như vậy, theo quy định nêu trên, hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác bị phạt từ 5 triệu đến 8 triệu đồng. Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản.
Trong trường hợp hành vi bắt giữ người để đòi nợ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội thì có thể bị xử phạt hình sự:
Theo Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật sẽ bị phạt ở khung hình phạt từ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 12 năm.
Theo Điều 135 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì khung xử phạt có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 03 năm.
Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù với mức cao nhất là tù chung thân.
Như vậy, đối với hành vi bắt giữ người để đòi nợ thì tùy theo mức độ phạm tội thì người thực hiện hành vi đó có thể phải chịu các khung hình phạt khác nhau theo quy định nêu trên.
Trường hợp nào bắt giữ người đúng quy định?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì có các trường hợp bắt người gồm:
+ Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,
+ Bắt người phạm tội quả tang,
+ Bắt người đang bị truy nã,
+ Bắt bị can, bị cáo để tạm giam,
+ Bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?