Bên đặt gia công phải chịu hoàn toàn rủi ro khi chậm nhận sản phẩm kể cả khi sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công?
Trách nhiệm khi chậm trễ nhận hàng đã đặt gia công?
Căn cứ tại Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như về việc chậm nhận hàng đã đặt gia công như sau:
"Điều 548. Trách nhiệm chịu rủi ro
Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công."
Theo quy định trên thì khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận. Như vậy, trong trường hợp của anh thì anh đã thực hiện theo đúng hợp đồng, giao đúng địa điểm thời gian nhưng bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm nên bên đặt gia công sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với phần sản phẩm bị hư hại trong khoản thời gian chậm trễ đó.
Bên đặt gia công phải chịu hoàn toàn rủi ro khi chậm nhận sản phẩm kể cả khi sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công? (Nguồn hình: Internet)
Quy định về giao nhận, chậm giao và chậm nhận sản phẩm gia công?
Căn cứ quy định tại Điều 549 Bộ luật Dân sự 2015 về việc giao nhận sản phẩm gia công như sau:
"Điều 549. Giao, nhận sản phẩm gia công
Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận."
Căn cứ quy định tại Điều 550 Bộ luật Dân sự 2015 về việc chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công như sau:
"Điều 550. Chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công
1. Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ."
Như vậy, việc giao nhận, chậm giao và chậm nhận sản phẩm gia công được quy định như trên.
Nghĩa vụ của bên đặt gia công khi trả tiền công và thanh lý nguyên vật liệu đối với sản phẩm gia công?
Căn cứ quy định tại Điều 546 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên nhận gia công được quy định như sau:
"Điều 546. Nghĩa vụ của bên nhận gia công
1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng."
Căn cứ quy định tại Điều 552, Điều 553 Bộ luật Dân sự 2015 về việc trả tiền công và thanh ký nguyên vật liệu gia công như sau:
"Điều 552. Trả tiền công
1. Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.
3. Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.
Điều 553. Thanh lý nguyên vật liệu
Khi hợp đồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Như vậy, việc trả tiền công là nghĩa vụ của bên đặt gia công và đối với việc thanh lý nguyên vật liệu gia công thì bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?