Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi hồ sơ mời thầu hay không? Khi nào được sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu?
Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi hồ sơ mời thầu hay không?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo đó:
- Nhà thầu nộp HSDT theo quy định tại BDL và phải bảo đảm Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại BDL
- Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi HSMT theo quy định tại Mục 7 CDNT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, tất cả quyền hạn và trách nhiệm của Bên mời thầu và nhà thầu theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.
Quy định về sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT quy định về sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu như sau:
"23. Sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT
23.1. Sau khi nộp HSDT, nhà thầu có thể sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT bằng cách gửi văn bản thông báo có chữ ký của người đại diện hợp pháp của nhà thầu, trường hợp ủy quyền thì phải gửi kèm giấy ủy quyền theo quy định tại Mục 19.3 CDNT. Hổ sợ sửa đổi hoặc thay thế HSDT phải được gửi kèm với văn bản thông báo việc sửa đổi, thay thể tương ứng và phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Được nhà thầu chuẩn bị và nộp cho Bên mời thầu theo quy định tại Mục 19 và Mục 20 CDNT, trên túi đựng văn bản thông báo phải ghi rõ “SỬA ĐỔI HỒ SƠ DỰ THẦU” hoặc “THAY THẾ HỒ SƠ DỰ THẦU” hoặc “RÚT HỒ SƠ DỰ THẦU”;
b) Được Bên mời thầu tiếp nhận trước thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 21 CDNT.
23.2. HSDT mà nhà thầu yêu cầu rút lại theo quy định tại Mục 23.1 CDNT sẽ được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu.
23.3. Nhà thầu không được sửa đổi, thay thế hoặc rút HSDT sau thời điểm đóng thầu cho đến khi hết hạn hiệu lực của HSDT mà nhà thầu đã ghi trong đơn dự thầu hoặc đến khi hết hạn hiệu lực đã gia hạn của HSDT."
Theo đó nhà thầu không được sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu cho đến khi hết hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà nhà thầu đã ghi trong đơn dự thầu hoặc đến khi hết hạn hiệu lực đã gia hạn của hồ sơ dự thầu.
Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi hồ sơ mời thầu hay không? Khi nào được sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu? (Hình từ internet)
Mở thầu trong hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương I Phần 1 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT quy định về mở thầu trong hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ như sau:
“24. Mở thầu
24.1. Trừ trường hợp quy định tại Mục 22 và Mục 23.2 CDNT, Bên mời thầu mở công khai và đọc to, rõ các thông tin theo quy định tại điểm b Mục 24.5 CDNT của tất cả HSDT đã nhận được trước thời điểm đóng thầu. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai theo thời gian và địa điểm quy định tại BDL trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu và đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Việc mở thầu không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của đại diện nhà thầu tham dự thầu.
24.2. Trước tiên, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ các thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ “RÚT HỒ SƠ DỰ THẦU”, túi đựng HSDT của nhà thầu có đề nghị rút HSDT sẽ không được mở và được trả lại nguyên trang cho nhà thầu. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu rút HSDT nếu văn bản thông báo rút HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu hoặc các văn bản này không được công khai trong lễ mở thầu. Trong trường hợp này, HSDT vẫn được mở theo quy định tại Mục 24.5 CDNT.
24.3. Tiếp theo, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ các thông | tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chữ | “THAY THẾ HỒ SƠ DỰ THẦU” và HSDT thay thế này sẽ được thay cho HSDT bị thay thế. HSDT bị thay thế sẽ không được mở và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu thay thế HSDT nếu văn bản thông báo thay thế HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu hoặc các văn bản này không được công khai trong lễ mở thầu. Trong trường hợp này, HSDT bị thay thể vẫn được mở theo quy định tại Mục 24.5 CDNT.
24.3. Tiếp theo, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ các thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chú “THAY THẾ HỒ SƠ DỰ THẦU” và HSDT thay thế này sẽ được thay cho HSDT bị thay thế. HSDT bị thay thế sẽ không được mở và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu thay thế HSDT nếu văn bản thông báo thay thế HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu hoặc các văn bản này không được công khai trong lễ mở thầu. Trong trường hợp này, HSDT bị thay thế vẫn được mở theo quy định tại Mục 24.5 CDNT.
24.4. Tiếp theo, Bên mời thầu sẽ mở và đọc to, rõ các thông tin trong túi đựng văn bản thông báo bên ngoài có ghi chú “SỬA ĐỔI HỒ SƠ DỰ THẦU” cùng với HSDT sửa đổi tương ứng. Bên mời thầu sẽ không chấp nhận cho nhà thầu sửa đổi HSDT nếu văn bản thông báo sửa đổi HSDT không kèm theo tài liệu chứng minh người ký văn bản đó là đại diện hợp pháp của nhà thầu hoặc văn bản này không được công khai trong lễ mở thầu.
24,5. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng HSDT theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự sau đây: a) Kiểm tra niêm phong, b) Mở bản gốc HSDT, HSDT sửa đổi (nếu có), HSDT thay thế (nếu có) và đọc to, rõ tối thiểu các thông tin sau: tên nhà thầu, số lượng bản gốc, bản chụp, giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu, giá trị giảm giá (nếu có), thời gian có hiệu lực của HSDT, giá trị của bảo đảm dự thầu, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và các thông tin khác mà Bên mời thầu thấy cần thiết. Chỉ có các HSDT được mở và đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá. Chỉ những thông tin về giảm giá được đọc trong lễ mở thầu mới được tiếp tục xem xét và đánh giá;
c) Đại diện của Bên mời thầu ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, bảo đảm dự thầu, bảng tổng hợp giá dự thầu, giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có), thư giảm giá (nếu có), thỏa thuận liên danh (nếu có). Bên mời thầu không được loại bỏ bất kỳ HSDT nào khi mở thầu, trừ các HSDT nộp muộn theo quy định tại Mục 22 CDNT.
24,6, Bên mời thầu lập biên bản mở thầu trong đó bao gồm các thông tin quy định tại điểm b Mục 24.5 CDNT. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của Bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Việc thiếu chữ ký của nhà thầu trong biên bản sẽ không làm cho biên bản mất ý nghĩa và mất hiệu lực. Biên bản mở thầu sẽ được gửi đến | tất cả các nhà thầu tham dự thầu.”
Như vậy, Bên mời thầu có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi hồ sơ mời thầu theo quy định tại Mục 7 chỉ dẫn nhà thầu. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, tất cả quyền hạn và trách nhiệm của Bên mời thầu và nhà thầu theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.
Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?